ông tổ của người Do Thái là ai?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 9 – Arkady Leokum ur là tên một địa phương vùng chadea mà người Babylon thường gọi. sử sách chép rằng vào khoảng năm 1900 trước cn, ở đây có một người tên abraham. người nhà abraham rất đông. Tuy không có tiền nhưng ông giàu sụ vì có từng bầy lạc đà và dê núi. Hồi đó, dê và lạc đà là của cải chủ yếu của con người, người có nhiều dê và lạc đà là người giàu, người không có là người nghèo. abraham và chúng ta bây giờ có chỗ giống nhau, đó là đều tin vào Thượng đế, nhưng láng giềng của ông, những người Babylon lại sùng bái ngẫu tượng (tượng gỗ hoặc tượng đất) và mặt trời, trăng, sao trên trời. vì duyên cớ này nên abraham không thích láng giềng của ông và láng giềng của ông cũng chẳng ưa chi ông. Bởi ai cũng cho rằng, cách nghĩ của người kia là quái đản, thậm chí là điên rồ nữa. cho nên, vào khoảng năm 1900 trước Jesus giáng sinh, abraham bèn dẫn cả gia đình ông lẫn cả dê, bò đến biển Địa Trung Hải, một nơi rất xa xôi. vùng này gọi là canaan.

Abraham sống đến già mới chết. Nhân khẩu trong nhà ông rất đông. Trong số những người con của ông, có người tên Jacob. Jacob còn có tên khác nữa là israel. Jacob lại có người con tên là Joseph. Jacob rất quý người con tên là Joseph này và chiếc áo màu đẹp của ông. Chính vì vậy mà các anh em Joseph rất ganh ghét Joseph. Họ tìm cách xô Joseph xuống một cái giếng, may mà cái giếng lại không có nước. sau đó họ lại bán Joseph cho một người Ai Cập xa lạ. rồi đi báo với Jacob – cha của họ – là Joseph đã bị dã thú ăn thịt chết rồi. Người Ai Cập đưa Joseph về Ai Cập, một nơi cách Canaan rất xa.

Ở Ai Cập tuy là một nô lệ, nhưng Joseph là người rất thông minh mẫn cán, cho nên sau này ông trở thành người cầm quyền thống trị Ai Cập.

Trong lúc Joseph cai quản Ai Cập thì Canaan phát sinh nạn đói, lương thực sạch trơn. Nhưng Ai Cập lại trữ rất nhiều lương thực. Cho nên đám anh em độc ác của Joseph bèn đến Ai Cập khẩn cầu, hy vọng xin được một ít lương thực. Hẳn bọn họ đinh ninh rằng, người anh em của họ đã sớm chết rồi. Nhưng nào ngờ em của họ, nay đã trở thành một người quyền quí, và ông đang thống trị quốc gia ấy. Chúng phát hiện ra người thống trị nước Ai Cập vĩ đại ấy lại chính là người em mà họ muốn giết chết trước kia, và sau đó lại đem bán cho người làm nô lệ thì họ vô cùng sợ hãi.

Nếu như Joseph muốn báo thù, ông sẽ không cho họ lương thực, cứ để họ chết đói, hoặc giả bắt nhốt họ vô nhà lao, hay chẳng cấp chi cho họ cả, để họ tay không trở về Canaan. Song Joseph lại không làm như vậy. ông chẳng những không báo thù mà còn cho họ đủ lương thực họ muốn, lại còn cho nhiều hơn để họ mang về. Ngoài ra, ông còn tặng cho họ nhiều lễ vật quý giá, bảo họ về Canaan đưa hết cả gia đình sang đây. ông sẽ cấp cho họ vùng đất goshen. Ở goshen sẽ không sợ đói mà còn có thể sống sung sướng trọn đời. Nếu họ nghe theo ông thì y đó mà làm. Cho nên, khoảng năm 1700 trước CN, Israel dẫn vợ con cháu chắt, gia nhân của ông đến goshen lập nghiệp. Họ xưng là người Israel, ý nói họ là con cháu của Israel. Người Israel tin mình là “tuyển dân” của thượng đế. Ngày nay ta gọi người này là người Do Thái.

Joseph đương nhiên cũng là người Israel. Sau khi Joseph chết, các vua chúa Ai Cập không ưa người ngoại quốc thuộc chủng Semites, do đó rất bạc đãi họ. Người Do Thái vì là con cháu của họ tuy sống ở Ai Cập non 400 năm nhưng người Ai Cập vẫn thù ghét họ.

Từ người Do Thái đầu tiên dời đến Ai Cập tính ra chừng 400 năm – 1700 trừ đi 400 là 1300, cho nên bấy giờ nếu tính ra thì vào khoảng năm 1300 trước CN – Ai Cập lại có người thống trị, đó là Đại vương Rameses (Rameses the great).

Rameses rất thù ghét người Do Thái, thù ghét đến tận cùng xương tủy, cho nên cuối cùng ông hạ lệnh, những đứa trẻ mà người Do Thái sinh ra, nếu là con trai thì giết sạch. ông cho rằng, dùng phương pháp này thì có thể nhổ cỏ tận gốc, gốc tuyệt thì người Do Thái sẽ tuyệt. Nhưng có một thằng bé Do Thái tên Moses lại được người cứu thoát. Khi lớn lên ông ta trở thành một lãnh tụ vĩ đại của người Do Thái. Moses nhận thấy người Ai Cập sùng bái toàn giả thần, cho nên ông muốn đưa người Do Thái ra khỏi quốc gia không tốt này. Cuối cùng ông đã dẫn toàn thể người đồng tộc, vượt Hồng Hải, rời bỏ Ai Cập. việc này xảy ra vào khoảng năm 1300 trước CN.

Sau khi người Do Thái rời bỏ Ai Cập; nơi mà họ dừng chân đầu tiên là ở núi Sinai và Moses một mình leo lên đỉnh núi để biết ý định của Thượng đế là muốn ông và những người Do Thái phải làm gì. Moses ở trên đỉnh núi Sinai cầu nguyện hết bốn mươi ngày… nhưng vì Moses bỏ đi quá lâu, khi ông trở lại với đồng tộc, thì ông thấy họ đã thờ ơ chẳng khác chi người Ai Cập. Ở Ai Cập lâu thế ấy, đương nhiên họ bị ảnh hưởng và nhận thấy việc thờ phụng ngẫu tượng cũng không phải là sai.

Moses hết sức giận. Nhưng sau cùng ông cũng khiến họ lấy lại lòng tin, kính yêu thượng đế. ông còn đem thập giới dạy cho họ, để họ làm qui tắc cho cuộc sống. Cho nên người ta gọi Moses là thủy tổ chế định pháp luật và cũng là thủy tổ Do Thái giáo.

Sau khi Moses chết, người Do Thái phiêu bạt khắp nơi. Cuộc sống phiêu bạt ấy trải qua rất nhiều năm, cuối cùng họ mới định cư ở Canaan.

Người Do Thái không có vua. Người thống trị dân Do Thái gọi là Judges. Có điều Judges và bá tánh khác cũng vậy thôi, cuộc sống của họ rất đơn giản và chất phác, chớ không như vua chúa sống trong hoàng cung lắm kẻ hầu hạ, áo quần rực rỡ và đầy trân châu bảo ngọc. Người Do Thái thấy kẻ thù của họ và các nước lân cận khác đều có vua do đó họ cũng muốn có một vị quốc vương thực sự. Có nhiều nước muốn phế bỏ vua, thế mà họ lại muốn có vua, thật là một điều lạ.

Cuối cùng có một Judges tên là Samuel, ông nói họ nên có một vị vua, do đó Saul được tuyển làm vua. Samuel đem dầu cảm lãm (dầu quả trám, quả na ca) đổ lên đầu Saul. làm việc này có hơi ngộ nghĩnh, có điều như vậy chẳng khác chi đội mão vua lên đầu Saul, biểu thị Saul là một quốc vương. Cho nên Samuel là vị Judges cuối cùng và Saul là vị vua đầu tiên của người Do Thái. vào thời ấy, người của các quốc gia khác đều giống người Ai Cập và người Chadea, họ tin thờ thần trong thần thoại hoặc ngẫu tượng. Chỉ có người Do Thái là tin thờ thượng đế. Họ có bộ Kinh thánh vốn của tiên tri của họ viết ra. Đó là một phần của kinh Cựu ước trong kinh thánh Cơ Đốc giáo hiện nay. Kinh Cựu ước và mười điều răn được truyền lại cho đến nay. Sau đây là thời kỳ phiêu bạt lưu lãng của họ: Từ ur đến Canaan – năm 1900 trước Công Nguyên.

Từ Canaan đến Ai Cập – năm 1700 trước CN. Từ Ai Cập trở lại Canaan – năm 1300 trước CN.