Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ?

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là “cá hề”. Và còn vì chúng thích sống với hải quỳ, nên người ta cũng gọi chúng là “cá hải quỳ”.

Các nhà sinh vật học hải dương để hiểu hơn nữa loài cá kì lạ này, đã nhiều lần lặn xuống đáy biển quan sát. Họ phát hiện ra rằng quan hệ ỷ lại của cá hải quỳ với hải quỳ còn mật thiết hơn trong tưởng tượng. Có thể nói rằng, cá hải quỳ hầu như không rời khỏi hải quỳ 1 m, một khi vượt ra khỏi phạm vi này, thì nó giống như lạc mất phương hướng vậy, chúng di chuyển không hề có mục tiêu trong nước. Ngoài ra, đã mất đi khả năng phòng vệ bình thường của cá, dẫn đến rất nhanh bị kẻ săn mồi nuốt gọn. Xem ra, cá hải quỳ mà thiếu hải quỳ sẽ khó có thể sinh tồn được.

Vậy thì tại sao sự sinh tồn của cá hải quỳ lại không tách rời hải quỳ được? Bởi vì trong hải dương mênh mông, cá hải quỳ là một loài động vật nhỏ bé, khi chúng bị tác động vật chất khác uy hiếp, liền lập tức trốn vào trong tua cảm của hải quỳ, giống như tìm được chiếc ô bảo vệ và được an toàn. Xung quanh hải quỳ có rất nhiều tua cảm, trên tua cảm phân bố nhiều tế bào gai có độc, nếu như có sinh vật nào chạm vào nó, thì dịch độc sẽ cùng với vòi gai châm vào trong cơ thể kẻ xâm phạm, làm cho kẻ đó trúng độc tê liệt đi, sau đó dùng tua cảm từ từ đưa nó vào miệng và thành thức ăn trong bụng. Cá hải quỳ và hải quỳ sống cộng sinh với nhau, đối với hải quỳ cũng có lợi, có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn.

Điều thú vị là hải quỳ tuyệt đối không bao giờ phóng dịch độc đối với cá hải quỳ, bởi vì trên thân của chúng có một lớp dịch dính mê hoặc hải quỳ, làm cho hải quỳ nhận lầm là đồng loại của chúng.