Tại sao cánh bươm bướm sặc sỡ?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Bướm và ngài thuộc loài côn trùng bộ cánh vẩy, có đến 14 vạn loài, là bộ côn trùng lớn thứ hai sau bộ cánh vỏ. Đặc điểm nổi bật của thành trùng của chúng là toàn thân và cánh đều có vẩy. Bướm hóa thạch cổ xưa nhất có từ 60 triệu năm trước đây. quan sát bằng kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy: mỗi một vẩy đều giống như một mảnh lá, một đầu nhô lên, một đầu có cái chuôi cắm vào trong biểu bì, vẩy đều do lông cứng của biểu bì tạo nên. Có nhiều loại vẩy, không chỉ hình dáng, to nhỏ khác nhau mà thứ tự sắp xếp trên biểu bì của chúng cũng thiên biến vạn hóa. Mặt ngoài vẩy còn có rất nhiều sống văn rất nhỏ. Trên mảnh vẩy của một số bướm gió có tới 1400 sống văn. Dưới nguồn sáng khác nhau, dưới góc độ chiếu khác nhau, thêm vào đó là biểu bì của mình bướm có sắc tố khác nhau, có thể tạo ra nhiều màu sắc rất đẹp.

Toàn thế giới có khoảng 15.000 loài bướm(*), phần lớn là ở châu Mỹ, nhiều nhất ở lưu vực sông amazon.

Trong loài bướm, loại đẹp nhất phải kể đến bướm gió. Nó có đôi cánh đẹp, rộng lớn, hai cánh giương ra tới hơn 140mm. Cánh hai bên đối xứng, nhưng cánh trước và sau không giống nhau, hình dáng cánh biến hóa vô tận. Màu sắc của cánh lại càng rực rỡ. Trên cánh bướm có nhiều vẩy nhỏ nhắn, trên vẩy có nhiều hạt sắc tố các màu, các hạt sắc tố sắp xếp thành các vằn và hình. Mặt vẩy còn có nhiều hoa văn ngang dọc, hình thành kết cấu lập thể nhiều lớp. Khi ánh sáng chiếu vào ở các góc độ khác nhau, vẩy sẽ phản xạ, chiếu xạ, nhiễu xạ, tạo ra màu sắc biến ảo vô tận. Chúng ta gọi màu sắc trước là sắc hóa học, gọi màu sắc sau là sắc vật lý, nhiều loài bướm đều có cả hai màu sắc này, gọi là sắc hỗn hợp. Có loài bướm gió vàng huỳnh quang, cánh trước màu đen, cánh sau màu vàng óng, khi nó bay lượn dưới ánh sáng mặt trời, theo sự thay đổi góc độ chiếu xạ của ánh sáng, màu sắc của cánh lại là màu xanh biếc, lúc là màu vàng đỏ ửng và còn lấp lánh ánh sáng, đẹp vô cùng. hình dáng cánh cũng rất đẹp. Cánh trước gần như hình tam giác, xòe ra phía trước; cánh sau hình bầu dục, xòe ra phía sau. Có loài bướm gió màu nâu ba đuôi, cánh sau kéo theo dải cờ dài có chấm màu hồng tươi, tô điểm thêm điểm tròn nổi bật. hình dạng cánh sau của bướm gió đuôi rộng rất giống hai chiếc ủng, rất khác thường. Bướm gió phấn *. Có sách viết 140.000 loài (ND) màu lục yến còn có thể dừng lại ở trên không rất lâu. Có loại bướm có thể bay thẳng lên trên cao. vận động viên leo núi Everest thấy ở chỗ cách mặt biển 5600m có bướm. Bướm đế vương có thể bay đi rất xa: từ Mỹ sang Mexico, nó biết lợi dụng luồng khí cuốn lên cao mà bay, tốc độ 18-40km/h và cuộc hành trình đó kéo dài vài tháng.

Bướm rất có tài ngụy trang, như loại bướm lá khô là loài côn trùng ngụy trang rất khéo léo, nó đậu ở trên cây, hai cánh gập lại trên lưng, màu sắc của mặt bụng cánh giống như màu lá cây, gân cánh rất giống gân lá, đuôi thò ra ở cánh sau rất giống cuống lá, nếu nó không động đậy thì khó mà nhận ra. Ngụy trang là cách để bướm tự vệ.

Thị lực của bướm gió rất tốt, có thể nhận ra từ ánh sáng hồng đến ánh sáng tử ngoại. Râu xúc giác dạng búa, có tác dụng khứu giác nhanh nhạy. Cơ quan vị giác ở trên đầu nhọn chân sau. Miệng kiểu xi-phông thích hợp cho hút mật hoa, do đó có thể thụ phấn cho nhiều loại thực vật.

Một đời bướm phải trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng, đó là biến thái hoàn toàn. Nói chung, một năm sinh từ 3-5 đời, thời kỳ trứng khoảng 7-14 ngày, ấu trùng: 14-30 ngày, lột xác: 3-5 lần, nhộng 6-12 ngày, nhộng trú qua mùa đông thường 70-110 ngày. Thời kỳ ấu trùng thì bướm ăn lá (không ăn gân và cuống lá), nó cũng gây ra tác hại cho cây cối.