Tại sao chỉ có một vài chất có tính từ?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Với tất cả các tính chất quen thuộc của mình, hiện tượng từ là biểu hiện của một hiện tượng vật lý rất cơ bản, liên kết cao với quỹ đạo chuyển động và hướng tự quay của electron trong các nguyên tử. Sự sắp xếp chắc chắn của các electron tự quay này – như các electron tự quay trong nguyên tử sắt chẳng hạn – tạo nên một vật liệu có tính từ mạnh nhưng do mọi vật chất đều chứa electron tự quay nên chúng đều có tính từ: nước, gỗ và kể cả sương. Nguyên nhân khiến chúng ta không nghĩ rằng chúng là nam châm là bởi vì hiệu ứng từ của chúng khá yếu, chỉ bằng khoảng một phần tỉ của lực từ của các kim loại như sắt. Do vậy, cũng có thể sử dụng nam châm để hút một cái tăm xỉa răng lên nhưng cần có một từ trường mạnh – gấp 200.000 lần lực hút của trái đất. Nhưng vẫn có thể làm được: nhà vật lý người Đức Werner Braunbeck hít lên được một mẩu nhỏ graphite không nhiễm từ năm 1939 trong khi các nhà vật lý Pháp cũng thực hiện thí nghiệm trên đối với các giọt nước. Nhưng thành tựu tuyệt diệu nhất thì phải rất lâu sau mới đến vào năm 1997, khi một nhóm đứng đầu là tiến sĩ Andre Geim của Đại học Nijmegen ở Hà Lan đã thành công trong việc hít lên một giọt sương. Tuy nhiên, việc tạo ra đủ từ trường để làm việc đó cần đến cả một nhà máy điện hạt nhân, có vẻ quá đắt đỏ cho một màn “ảo thuật”, bạn nhỉ?