Tại sao có hang động trong tầng nham thạch?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Tháng 1 năm 1982, trong công viên ở Malaysia người ta phát hiện ra một động nham thạch ngầm lớn nhất thế giới, diện tích lớn bằng 16 sân bóng đá, do nhiều hang động nhỏ thông thương với nhau, làm thành một hệ thống động nham thạch, tổng chiều dài hơn 100 cây số, trong tầng nham thạch dưới đất tại sao lại hình thành hang động lớn như vậy?

Khu vực có hang động dưới đất có thể bị đá vôi hòa tan phân bố rộng, độ dày lớn; nguồn nước đầy đủ, khí hậu cao; có những điều kiện đó mới có thể sinh ra hang động lớn. Khi bắt đầu, nước ngầm chảy theo các loại khe hở của đá vôi, do tác dụng nước chảy thời gian dài xâm thực hòa tan và di chuyển, những khe nứt ngang và khe nứt dọc trở thành những đường thông với nhau dưới lòng đất. Dòng nước chảy trong đường thông đó tăng nhanh, nó vừa có tác dụng hòa tan lại vừa có tác dụng xói quét, do đó đường thông dưới đất mở rộng nhanh chóng. Vài chục ngàn năm hòa tan và xói quét như vậy khiến đường thông nhỏ hóa thành đường thông lớn, toàn bộ nham đá vôi thông thường bị hòa tan, trở thành động lớn.

Do khe nứt nham thạch tương đối phức tạp, tình trạng chảy của các dòng nước ngầm lại không giống nhau nên hang động to nhỏ khác nhau, hình dáng mỗi cái một vẻ, có cái như hành lang và có cái dạng phòng khách v.v… Khe nứt nham thạch dưới đất càng nhiều và xen kẽ nhau càng bị xâm thực hòa tan nhanh, càng dễ bị hình thành hang động lớn. Khi vỏ trái đất nâng lên, nước ngầm lại chảy trở xuống, hang động, đường thông có khả năng nằm trên mặt nước ngầm, hình thành nên hang động lớn mà người ta phát hiện được như ngày nay.