Tại sao giếng nước có chỗ sâu chỗ cạn?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Giếng nước trên bình nguyên tương đối cạn, có cái mặt nước gần sát mặt đất; giếng ở bìa núi thì sâu, cái sâu nhất có đến hai ba chục mét, nếu đào giếng ở trong núi, có khi độ sâu của giếng vượt quá một trăm mét; có khi độ sâu của giếng khoan đến 200 mét mà vẫn chưa gặp được nước. Tại sao giếng nước có cái sâu có cái cạn?

Nước ngầm cách đất sâu hay cạn có quan hệ trực tiếp đến sự chảy nhanh hay chậm của nước ngầm. Vậy nguyên nhân gì khiến cho nước ngầm chảy nhanh hay chậm? Đá sỏi, đất bùn do dòng sông mang từ trên núi xuống, dòng sông sau khi ra khỏi núi thì chậm, sức chuyển dời đá sỏi chậm, đá được để ngay trước núi, cát được đặt ở chỗ xa núi hơn, còn đất bùn thì được đặt ở nơi cách núi càng xa hơn nữa. Lỗ hổng của đá thì to, lỗ hổng của cát thì nhỏ, lỗ hổng của bùn thì càng nhỏ. Nước ngầm chảy trong lỗ hổng lớn thì nhanh, nước sâu; ở trong cát thì chảy chậm, nước ngầm cạn hơn; nước ngầm chảy trong đất bùn có lỗ hổng nhỏ nên chảy rất chậm, nước không chảy xuống được, mặt nước lên cao, nên nước ngầm càng cạn. Cho nên, giếng nước ở ven núi thì sâu, giếng nước ở đồng bằng thì cạn.

Ở miền núi đào giếng có khi phải đào rất sâu mới gặp nước, bởi vì miền núi có một số đá rò nước như đá vôi chẳng hạn; có khi vì khe nứt quá nhiều, nước mưa sẽ thấm xuống rất sâu, những nơi đó mực nước giếng sẽ rất sâu.

Đào giếng trong khe thung lũng vùng núi, nước giếng cạn. Đá cát trong khu thung lũng có lẫn đất bùn chất trên đá núi, nước ngầm trên dốc núi tụ hội xuống hạ nguồn. Đá, cát, đất và các vật khác chất chứa trong khe thung lũng vùng núi có lỗ hổng to trở thành nơi chứa nước. Cho nên đào giếng ở thung lũng, khe núi thì nước giếng cạn. Tình hình thực tế ở vùng núi rất phức tạp, nước ngầm cũng thay đổi rất lớn, còn giếng nước có chỗ sâu chỗ cạn mà chúng ta nói ở đây là trường hợp rất thường gặp.

Giếng nước sâu

Giếng nước cạn