Tại sao lại có gió?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum đôi khi, đang đứng ở nơi trống trải, có một hiện tượng thình lình và khó hiểu xảy ra: Gió nổi lên. Không nhìn thấy nhưng ta cảm thấy và ta không có một ý tưởng rõ rệt cái gì vừa xảy ra. Hiện tượng gió chỉ là sự chuyển động của không khí trong bầu khí quyển. đồng ý rồi, nhưng cái gì khiến cho nó chuyển động chứ? Gió có nhiều thứ, nhiều tên nhưng chung quy chỉ do một yếu tố: sự thay đổi nhiệt độ. Không khí giãn nở khi bị hun nóng. Khi giãn nở, không khí trở nên nhẹ. Càng nhẹ, không khí càng bốc lên cao và để lại “khoảng trống” bên dưới. Nhưng, khí lạnh ùa tràn đến chiếm “khoảng trống” đó ngay. Không khí chuyển động, thế là thành gió.

Có hai thứ gió chủ yếu: gió toàn cầu và gió khu vực. Gió toàn cầu bắt đầu từ vùng xích đạo, nơi có nhiều nhiệt mặt trời nhất. Tại đây, không khí nóng bốc lên cao và chuyển về hướng Bắc và Nam cực. Khi còn cách các cực khoảng 1/3 quãng đường, nhiệt độ không khí giảm lần đồng thời cũng từ từ “rớt” xuống đất trở lại. Một số không khí này quay trở lại vùng xích đạo và lại bị hun nóng trở lại, còn một số thì đi tới các vùng cực. Loại gió này thường thổi điều hòa trong suốt năm. Tuy nhiên, đôi khi loại gió này bị loại gió khu vực đánh bạt đi hướng khác.

Loại gió khu vực là do luồng khí lạnh với áp suất cao hoặc luồng khí nóng với áp suất thấp. Loại gió khu vực này thường kéo dài không lâu. Một vài ngày có khi một vài giờ là gió toàn cầu sẽ lại hiện diện ngay thôi. Cũng có khi gió khu vực là do sự cách biệt khá cao giữa nhiệt độ ban ngày và nhiệt độ ban đêm trên mặt đất. Gió giữa đất liền và mặt biển thuộc loại gió này. Ban ngày, không khí lạnh ùa tràn vào lục địa tạo thành gió hiu hiu. Ban đêm, đại dương ấm hơn lục địa nên lại có không khí lạnh từ lục địa thổi ra.