Tại sao nhiều sự việc được nhận định chung qua tỉ lệ phân chia 80/20?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Con số tỉ lệ lạ kì này gây bất ngờ nhiều lĩnh vực, với sự trùng lặp một cách ngạc nhiên, từ các chương trình từ thiện đến các tài liệu đào tạo quản trị. Chẳng hạn, theo tổ chức Buy Nothing Day, những quốc gia phát triển, với 20% dân số thế giới, lại sử dụng 80% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, trong khi khoảng 20% trường hợp bồi thường bảo hiểm lại chiếm 80% tổng số các khoảng tiền bồi thường phải chi trả.

Không có lời giải thích nào rõ ràng tại sao nguyên nhân và hệ quả lại được phân chia theo tỉ lệ như vậy, tạm thời xem tỉ lệ 80/20 như là một công cụ nhận định tổng quan về vấn đề. Tuy nhiên sự tồn tại của tỉ lệ này đã gây ngạc nhiên và làm cho các nhà khoa học phải nghiên cứu trong hơn một thế kỉ qua và một vài ý niệm mơ hồ cho các lời giải thích bắt đầu xuất hiện. Các lời giải thích được tập trung vào các trường hợp cụ thể, chẳng hạn như định luật Pareto, sau khi nhà kinh tế học Vilfredo Pareto công bố phát minh công thức toán học có thể quản lý sự phân bổ giàu nghèo. Được biết đến về phương diện kĩ thuật như là “mối tương quan định luật lũy thừa ngược”, công thức bao gồm một con số dẫn đến lũy thừa hiển nhiên nằm giữa 1 và 2.

Sử dụng các dữ liệu về kinh tế học cho chính đất nước mình, ông Pareto nhận thấy công thức trên cho ra kết quả 20% người dân Ý chiếm hữu 80% tổng tài sản của quốc gia. Và càng ngạc nhiên hơn, khi ông Pareto nhận thấy rằng tỉ lệ này cũng áp dụng đúng cho các nền kinh tế của các quốc gia khác như nền kinh tế công nghiệp hóa của Anh, nông nghiệp hóa của Nga, và qua nhiều thế kỉ từ xã hội thuộc triều đại Victoria ngược về Đế chế La Mã.

Và không có gì ngạc nhiên khi công bố đã tìm ra “định luật chung” của Pareto đã bị mọi người cười nhạo lúc bấy giờ, nhưng bây giờ lại đang được ủng hộ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các định luật tương tự như định luật của Pareto đã hiện rõ một cách tự nhiên đối với các nền kinh tế tuân thủ theo các yêu cầu – đáng kể như tài sản là hệ quả của việc luân chuyển tiền tệ và hàng hóa giữa các thành phần tham gia vào nền kinh tế, cộng thêm những thu nhập hay chi tiêu không thường xuyên như đầu cơ tích trữ, đầu tư bất động sản,…

Điều này cho thấy sự dao động về tài sản qua các nền kinh tế trên dẫn đến các điều tương tự như “Định luật lũy thừa” của Pareto. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng quan tâm là, khác với nhận định của Pareto, giá trị lũy thừa không cố định trong khoảng 1 và 2. Và điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế không nhất thiết phải luôn đúng như tỉ lệ 80/20 bất hợp lý trong việc phân bổ tài sản. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần có sự phân bổ tài sản công bằng hơn bằng cách khuyến khích và nâng cao mậu dịch qua toàn bộ chuỗi lợi tức, từ người nghèo nhất đến giàu nhất.