Tại sao nước bốc hơi?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Mọi người đều biết rằng, nếu phơi áo quần ướt lên dây, áo quần sẽ khô. Hai lề đường ướt sau cơn mưa, từ từ cũng sẽ khô.
Sự bốc hơi là quá trình trong đó một chất lỏng phơi ra ngoài không khí dần dần sẽ bốc hơi. Không phải chất lỏng nào cũng bốc hơi nhanh như nhau. Cồn, amoniac, xăng bốc hơi nhanh hơn nước.
Có hai động lực tác động trên các phần tử cấu tạo nên vật chất. Một là sự kết dính: nó kéo các vật đến với nhau. Hai là sự chuyển nhiệt của các phân tử ấy làm cho chúng xa nhau dần. Khi hai lực ấy tạm cân bằng, ta có chất lỏng.
Trên mặt chất lỏng có những phân tử của chất lỏng ấy di động. Những phân tử ấy thoát ra ngoài nhanh hơn các phân tử kế cận để bay vào không gian và như thế đã thoát khỏi lực kết dính. Sự bốc hơi chính là sự đào thoát của phân tử nước.
Khi một chất lỏng được đun nóng, sự bốc hơi xảy ra nhanh hơn, vì trong một chất lỏng nóng, nhiều phân tử càng nhanh chân thoát ra. Trong một thùng chứa kín, sự bốc hơi không nhanh được.
Khi số phân tử trong hơi nước đạt đến một mức nhất định, số phân tử trở lại trạng thái lỏng sẽ tương đương với số phân tử chất lỏng đã bay hơi. Khi điều này xảy ra, chúng ta nói hơi nước đã đến điểm bão hòa.
Khi không khí chuyển động trên một chất lỏng, nó làm cho sự bốc hơi nhanh hơn. Do đó, mặt thoáng của chất lỏng càng lớn, sự bốc hơi càng nhanh. Nước chứa trong một nồi miệng rộng bốc hơi nhanh hơn trong một bình cao.