tại sao trong thân cây lại có các vòng đồng tâm?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Cưa ngang thân cây – ít nhất đã được một năm – ta thấy những vòng đồng tâm màu đậm, lợt. Những vòng này được gọi là “chu niên khuyên”. đó kết quả hóa mộc của thân cây trong vòng một năm tròn. tại sao các vòng này lại có màu đậm, lợt khác nhau như vậy? Có nhiều lý do, trong đó có sự kiện thân cây phát triển – hóa mộc hay hóa gỗ – nhanh chậm, ít nhiều tùy từng mùa. Vào mùa xuân và mùa hạ, tế bào gỗ to hơn, nhưng vách (thành) tế bào lại mỏng hơn. Vì vậy, vòng tạo nên bởi các tế bào này có màu lợt hơn. đến cuối hạ trở đi, tế bào nhỏ hơn nhưng vách tế bào lại dày hơn, do đó, vòng tạo nên bởi các tế bào này có màu đậm hơn. Dựa vào các vòng này ta biết “tuổi” của cây. Nhưng ngay trong một vòng, ta cũng thấy có những chi tiết khác nhau như chỗ dày, chỗ mỏng chẳng hạn. Sự khác biệt trong chi tiết này là do thời tiết khí hậu, nắng, mưa, chất khoáng trong đất. Do đó, các nhà khoa học cũng dựa vào các chi tiết này mà biết khí hậu của những năm trước đó tại một vùng nào đó trên thế giới. Khi tăng trưởng, cây cối không chỉ phát triển “chất gỗ” mà còn phát triển cả phần vỏ cây. Sự tăng trưởng này (vỏ cây) là do một lớp tế bào mỏng nằm giữa lớp “mộc” và “lớp vỏ”. Lớp “lót” ở giữa này được gọi là tầng phát sinh”. Những tế bào mới hình thành ở phía trong – tiếp xúc với lớp gỗ – của tầng phát sinh sẽ trở thành gỗ. Cứ như vậy, lớp gỗ từ phía trung tâm tiến ra phía ngoài làm cho thân cây ngày một lớn.