Tại sao trong thành phố cần có tỉ lệ diện tích đất xanh hóa nhất định?

Chúng ta biết rằng oxi là chất cần thiết cho sự sống còn của loài người trên địa cầu. Nếu không có oxi đầy đủ con người sẽ không thể sinh tồn.

Trong bầu khí quyển, hàm lượng oxi là 21%, hàm lượng khí cacbonic là 0,032%. Nếu lượng cacbon trong bầu khí quyển tăng lên sẽ khiến cho khí oxi và cacbonic mất đi cân bằng, sinh tồn và phát triển của con người cùng các sinh vật khác đều chịu ảnh hưởng. Khi hàm lượng khí cacbonic trong không khí là 0,005% thì sự hô hấp của con người sẽ gặp khó khăn, khi đạt tới 0,2% đến 0.6% con người sẽ xuất hiện triệu chứng trúng độc rõ rệt. Ở thành phố và các khu công nghiệp do dân số tập trung, lượng lớn cacbonic từ các nhà máy thải ra, hàm lượng khí cacbonic trong không khí sẽ không ngừng tăng lên.

Ví dụ như Tôkyô, Nhật Bản, hàng tháng, 10 triệu dân thải ra 350 nghìn tấn cacbonic, thêm vào đó lượng cacbonic do đốt nhiên liệu thải ra tổng cộng tới 4 triệu tấn cacbonic. Việc khí cacbonic tăng nhất định sẽ tiêu hao lượng lớn khí ôxi, như Tôkyô, lượng ôxi do đốt nhiên liệu và hô hấp của con người tiêu hao mỗi tháng là 3,3 triệu tấn, như vậy hàm lượng ôxi trong bầu không khí ở Tôkyô giảm xuống 2,7%. Vì vậy từng xuất hiện tình trạng người ta tìm mua bình dưỡng khí. Thực vật trong quá trình quang hợp sẽ hấp thụ khí cacbonic trong không khí đồng thời tạo ra khí ôxi. Vì vậy thực vật vừa là người tiêu thụ bớt cacbonic vừa là người tạo ra khí oxi, nó có thể thông qua tác dụng quang hợp để khôi phục và duy trì lượng oxi và cacbonic trong không khí cân bằng. Thực vật trong quá trình tác dụng quang hợp, cứ hấp thụ 44 g cacbonic thì sẽ tạo ra 32 g oxi. Mặc dù thực vật thông qua quá trình hô hấp, cũng tiêu hao lượng oxi nhất định, nhưng lượng oxi tạo ra trong quá trình quang hợp vào ban ngày so với sự tiêu hao khí oxi cho hô hấp vào ban đêm gấp 20 lần. Theo tính toán, mỗi một hecta rừng hàng ngày có thể tiêu hao một tấn cacbonic, thải ra 0,73 tấn oxi, mỗi 1m2 thảm cỏ tươi tốt mỗi giờ tiêu hao 15 g cacbonic (khoảng mỗi hecta là 0,2 tấn). Nếu một người một ngày cần 0,75 kg oxi, thải ra 0,9 kg cacbonic thì trong thành phố mỗi người cần 10m2 rừng hoặc 50m2 thảm cỏ mới có thể đáp ứng đủ lượng oxi mà con người cần cho hô hấp và tiêu trừ bớt cacbonic mà con người thải ra. Thêm vào đó cả lượng cacbonic thải ra do đốt nguyên liệu, như vậy chỉ có diện tích đất xanh lớn thì mới duy trì sự cân bằng về oxi và cacbonic. Từ đó có thể thấy, công tác xanh hóa trong thành phố là một công việc rất quan trọng. Ngày nay các thành phố hiện đại đã coi việc xanh hóa đô thị là một bộ phận tổ chức quan trọng đồng thời coi tỉ lệ giữa diện tích đất xanh hóa và tỉ lệ dân số là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ xanh hóa của thành phố hiện đại và chất lượng môi trường của thành phố.

Hiện nay tỉ lệ diện tích đất xanh hóa của các quốc gia trên thế giới chủ yếu gồm Pari 22,8 m2, New York 19 m2, London 22,8 m2, Thượng Hải 3,5 m2, Tôkiô 1,75 m2 (tính theo đầu người).