Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau?

Loài động vật có túi là một loài động vật có vú bậc thấp, ví dụ như chuột túi, gấu túi, chồn túi, chó sói túi, v.v.. Đặc điểm lớn nhất của chúng là: phần bụng của chúng thông thường đều có một cái túi nuôi con, đứa con khi sinh ra chưa phát dục hoàn toàn, trong túi nuôi con chứa đầu vú để nuôi những đứa con dần dần trưởng thành.

Điều khiến người ta kì lạ là, tại sao các loài động vật có túi khác nhau, thì túi nuôi con của một số con mở về phía trước, một số con lại mở về phía sau vậy? Các nhà động vật học sau khi nghiên cứu quan sát tỉ mỉ, cuối cùng đã phát hiện được bí mật ở trong đó.

Miệng túi nuôi con của chuột túi đều là mở về phía trước, điều này có liên quan mật thiết đến phương thức sinh sống của chuột túi. Bởi vì chi trước của chuột túi nhỏ, ngắn, không phát triển, đa số thời gian là dùng hai chi sau để đứng, đi lại, giúp cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Nếu miệng túi nuôi con của chúng mà mở về phía sau thì chuột túi con rất dễ rơi từ trong túi ra.

Miệng túi nuôi con của gấu túi lại mở về phía sau, điều này cũng có liên quan đến cách sống của chúng. Bởi vì gấu túi là một loài động vật sống ở hang, sở trường là đào đất khoét hang, nếu miệng túi của chúng cũng mở về phía trước giống như chuột túi thì khi đào đất đục hang rất dễ làm cho đất cát rơi vào trong túi nuôi con, còn túi nuôi con hướng về phía sau thì có thể tránh được sự rắc rối này. Ngoài ra, tứ chi của gấu túi rất ngắn, khi chạy nhanh, móng chân làm cho lá và cành cây khô trên mặt đất bay tung lên, miệng túi mở về phía sau thì những thứ bẩn bay lung tung khó có thể rơi được vào trong túi giúp chúng bảo vệ sạch sẽ cho những đứa con trong túi