Tai – vị ký giả ghi âm này – dùng thiết bị ghi âm của mình như thế nào để tiến hành ghi âm?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum sóng âm ở bên ngoài qua tai ngoài (vành tai và ống tai ngoài) được thu thập lại và truyền tới màng nhĩ, sóng âm gây nên những rung động ở màng nhĩ. Màng nhĩ rung liền được ba miếng xương con chuyển tới tai trong, tác động lên cơ quan cảm thụ thính giác trong ốc tai, cơ quan cảm thụ thính giác bằng phương thức đặc biệt đem những tin tức của thanh âm đi dọc theo thần kinh thính giác và thần kinh có quan hệ với thính giác chuyển đến trung khu thính giác ở vỏ đại não, hình thành nên thính giác. Vị lãnh đạo tối cao “đại não”, qua ký giả ghi âm, lượm tin của tai, nhận biết được sự vật xung quanh mình.

Kết cấu tinh tế lại rất mềm yếu của lỗ tai, qua tai ngoài để liên lạc với thế giới bên ngoài, thông qua vòi nhĩ để thông với yết hầu. Như vậy thì cũng tăng thêm cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Một khi vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào thì rất dễ dàng dẫn đến chứng bệnh viêm nhiễm. Nếu bị viêm nặng thành điếc tai, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy chúng ta nhất định phải chú ý đến vệ sinh tai, bảo vệ tốt lỗ tai.

Về vệ sinh tai, chúng ta cần chú ý mấy điểm sau:

Không dùng các đồ vật ngoáy lỗ tai: có nhiều người dùng kẹp tóc, que diêm, đồ móc tai và các thứ đồ khác để ngoáy lỗ tai, lấy ráy tai, đây là một thói quen xấu. Tùy tiện dùng các dụng cụ cứng ngoáy tai dễ làm tổn thương màng nhĩ và đường tai ngoài. Màng nhĩ bị tổn thương ảnh hưởng đến thính lực, đường tai ngoài bị tổn thương dễ dàng để vi khuẩn xâm nhập vào lớp da ở đó gây nên ghẻ lở lỗ tai. Tai ngoài mà ghẻ lở thì tai trong cũng đau nhức khó chịu, trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến học tập, nghỉ ngơi và ăn uống. Nếu có dị vật rơi vào tai ngoài, nên nhờ bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ.

Đề phòng những chấn động có thể làm rách màng nhĩ: khi gặp những tiếng động chói tai, phải nhanh chóng há to miệng, lúc đó vòi nhĩ mở ra, áp lực khí trong và ngoài màng nhĩ được giữ cân bằng, tránh bị rách màng nhĩ.

Đề phòng viêm tai giữa: viêm tai giữa không chỉ có một loại, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Bình thường cũng phải chú ý tránh các bệnh viêm nhiễm mũi, hầu, họng, nên dùng nước muối xúc miệng để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Tích cực đề phòng cảm nhiễm đường hô hấp, khi bị cảm cúm không nên xì mũi quá mạnh, tránh phát sinh bệnh viêm tai giữa.

LƯỠI

Lưỡi là cơ quan nói, nó còn có tác dụng nhai và nuốt thức ăn. Ngoài những tác dụng kể trên, nó còn có thể kiểm nghiệm mùi vị của thức ăn và đem mùi vị kiểm nghiệm được ấy, bằng phương thức đặc thù bẩm báo với đại não, sinh ra vị giác, căn cứ vào vị giác người ta có thể chọn lựa những món ăn ưa thích. Từ tác dụng này của lưỡi, và xét trên quan hệ của nó và đại não, nó thật giống đặc phái viên “thu lượm mùi vị” của đại não! Vậy lưỡi kiểm nghiệm mùi vị, bẩm báo vị giác sinh ra với đại não như thế nào?

Bề mặt và hai bên lưỡi có vô số sợi tua nhỏ li ti. Những sợi tua bé nhỏ bên trong được sắp xếp nhiều kết cấu cực nhỏ gọi là nụ vị, mỗi một nụ vị có sự liên lạc với hệ thần kinh. Nụ vị chính là máy kiểm nghiệm mùi vị. Lưỡi nhờ nụ vị phân biệt chua, ngọt, đắng, mặn. Nụ vị không chỉ kiểm nghiệm mùi vị, nó còn có thể thông báo cho thần kinh tin tức về mùi một cách chính xác, gởi đến cho đại não sinh ra vị giác. Nếu như nụ vị của đầu lưỡi mẫm cảm nhất với vị ngọt, thì nụ vị của cuống lưỡi rất nhạy với vị đắng, còn nụ vị ở hai bên lưỡi thì đo được vị chua một cách dễ dàng

Mặt trên của lưỡi Kết cấu tưa lưỡi

Nụ vị

Dây thần kinh liên kết với nụ vị

Tuyến niêm dịch nhất. Bạn có thể làm một thí nghiệm nho nhỏ: dùng một miếng bông gòn nhỏ chấm vào nước đường, sau đó bôi lên khắp lưỡi, bạn sẽ phát hiện được độ mẫn cảm với vị ngọt nhất chính là đầu lưỡi.

Lưỡi không chỉ là “ký giả lượm tin” của đại não vị giác, nó còn có mối quan hệ vô cùng mật thiết với tim, lá lách, dạ dày.

MŨI

Mũi là cửa khẩu của hệ hô hấp. Ngoài chức năng lọc khí, trừ độc trong không khí để hấp thụ vào cơ thể, nó còn là bộ tư lệnh tối cao chuyên thu lượm mùi. Bộ phận trên của niêm mạc trong khoang mũi là cơ quan cảm thụ khứu giác. Nó chuyên cảm nhận những kích thích bằng mùi của vật chất. sau mỗi lần nó thu nhận được kích thích mùi của vật chất nào đó trong không khí, thông qua phương thức đặc thù, nó đem thông tin về mùi đó men theo thần kinh khứu giác truyền đến lớp vỏ đại não, hình thành khứu giác.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không có khứu giác, không chỉ khô khan nhạt nhẽo, không phân biệt đâu là mùi thơm đâu là mùi thối, mà còn có thể hít nhằm khí độc hại cho cơ thể. Vì thế mũi – ký giả thu lượm mùi vị – là một trong những trợ thủ đắc lực của vị tư lệnh tối cao “đại não”.