Tất cả lượng nước trong các đại dương của thế giới bắt nguồn từ đâu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Lời giải thích cho hơn 1 tỉ tỉ m3 nước có trên bề mặt trái đất sau khi trái đất hình thành đã bắt đầu được đưa ra từ những năm 1970. Lượng nước lớn như thế đã từng được cho là xuất phát từ băng đá bị kẹt trong những hạt bụi đã tạo nên các đám mây nguyên thủy, thứ đã đông đặc lại thành trái đất cách đây 4,5 tỉ năm. Cho tới tương đối gần đây, lượng nước này được cho là đã được giải phóng trong sự phun trào của núi lửa. Sự phun trào đó đã tạo nên những đám mây hơi nước khổng lồ bao quanh hành tinh. Chúng bị làm lạnh đi và rơi xuống trở thành mưa, qua hàng trăm triệu năm đã lấp đầy cái bể mà hiện giờ đã tạo thành đại dương.

Trong báo cáo nổi tiếng của mình về hải dương học hiện đại Bản đồ biển cả (Mapping The Deep, Sort of Boomerangks, 2000), Robert Kunzig nói rằng: những nghiên cứu hiện nay cho rằng sự phun hơi của núi lửa không thể giải phóng đủ hơi nước để tạo nên các đại dương của thế giới. Thay vì thế, băng đá nguyên thủy được cho là đã chuyển thành nước trong suốt thời kì chịu tác động của thảm họa xảy ra khi trái đất hình thành. Sao chổi cũng được cho là đã góp phần vào bằng cách thải băng đá mà chúng chứa xuống trái đất. Thực vậy, có lẽ gần một nửa lượng nước trên hành tinh của chúng ta đến từ sao chổi.