Tẩy chay là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum

Giả sử trong khu phố bạn có một gian thương chuyên bán “đồ dỏm” cho bạn với giá cắt cổ. Bạn vận động tất cả bà con trong khu phố không thèm mua hàng của hắn nữa. À, bạn và bà con trong khu phố đang thực hiện một cuộc tẩy chay.

Tiếng Anh, “boycott” có nghĩa là tẩy chay – có một nguồn gốc rất ngộ, rất lý thú. Vào thời kỳ có nhiều lãnh chúa người Ái Nhĩ Lan nhưng lại qua bên Anh để giao lãnh địa của mình cho những người “quản gia” trông nom. Nhiệm vụ của mấy anh quản gia này là nặn họng bóp hầu nông dân sao cho ra nhiều tiền, bất kể nông dân, tá điền, nông nô có chịu nổi hay không. Một trong những quản gia ấy là lão “đại uý” tên là Charles Conningham Boycott. Năm 1880, lão này nhất định không chịu để cho nông dân tá điền được định mức “tô, thuế” mà họ phải trả cho lãnh chúa, do đó lão lấy lại tài sản bằng cách đuổi nông dân tá điền nào “cứng đầu”, không chịu vâng lời lão ra khỏi lãnh địa. Hậu quả làm đám tay chân tôi tớ của lão bị nông dân đánh đuổi, tường thành bị đập phá, bản thân lão bị cô lập, bị cắt đứt giao thông, liên lạc và nguồn cung cấp lương thực. Khi một sự kiện tương tự xảy ra cho một tên “cập rằng” như vậy, người ta gọi đó là “boycotted”. Ngày nay từ ngữ này mang ý nghĩa từ chối hợp tác, buôn bán, giao thiệp với một nước, một xí nghiệp, một cá nhân nào đó.

Khi nghiệp đoàn lao động được thành lập ở Hoa Kỳ, họ thường “boycott” các chủ nhân xí nghiệp nào chơi xấu với họ. Có hai kiểu “boycott”. Kiểu thứ nhất là bản thân người thợ không chịu làm việc cho chủ nhân hoặc không mua hàng do xí nghiệp ấy sản xuất. Kiểu thứ hai cũng như trên nhưng người thợ còn kích động, thậm chí ngăn cản những người khác để người này phải làm như họ. Xét về mặt pháp lý, kiểu “boycott” thứ nhất thường được coi là hợp pháp nhưng kiểu thứ hai thường được coi là bất hợp pháp vì nó quy phạm đến quyền của bên thứ ba (bên bị kích động, ngăn cản làm việc).