Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài người sẽ phát triển ra mặt biển và xuống đáy biển, sự xuất hiện các “thành phố biển” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhật Bản đã xây dựng thành công một thành phố biển trên đảo nhân tạo, nằm trên mặt biển sâu, 12 m về phía nam thành phố Kobe 3 km. Đảo này dài 3 km, rộng 2 km, ở khu trung tâm của đảo xây dựng một khu nhà trung và cao tầng cho 4500 hộ với 200.000 người ở, có cả mạng lưới thương nghiệp, trường tiểu học, bệnh viện, bưu điện v.v., ngoài ra còn có ba công viên, một cung thể thao và một bến cảng sâu có thể cho tàu lớn 28 vạn tấn cập bến.

Một kiến trúc sư nổi tiếng của Nhật Bản còn đưa ra một phương án thiết kế “thành phố Tôkyô trên biển”.

Ý tưởng của ông ta là, trước hết làm một “ke” nổi trên biển, tính ổn định của nó đã chứng minh là hoàn toàn có tính khả thi; sau đó phủ đất nhân tạo lên “ke” và làm đường ở trên đó. Ngoài ra ông ta còn kiến nghị, bố trí khu dân cư cùng với bộ phận quản lý và thương nghiệp của thành phố ở trên vịnh Tôkyô, dùng cầu nối liền với “thành phố Tôkyô trên biển”, kế hoạch “thành phố Tôkyô trên biển” vừa đảm bảo chức năng tàu bè qua lại trên biển, vừ làm cho thành phố Tôkyô được trải dài ra ngoài mặt biển. “Sân bay trên biển” không những giảm nhẹ áp lực vận chuyển hàng không ở trên mặt đất, giảm bớt tiếng ồn của máy bay và khí thải đối với thành phố, mà còn có thể khiến cho tầm nhìn của phi công được mở rộng, bảo đảm cất cánh và hạ cánh an toàn. Hiện nay các “sân bay trên biển” đã được xây dựng có: sân bay Nagasaki của Nhật Bản, sân bay số ba London của Anh, sân bay Ragoadia, NewYork, Mỹ v.v.

Hiệp hội khai thác xây dựng biển của Nhật Bản còn đưa ra ý kiến xây dựng “thành phố sân bay trên mặt biển” hướng vào thế kỷ XXI. Họ có kế hoạch xây dựng một kết cấu lớn hai tầng chống đỡ bằng cột ở trên biển cách đất liền 40km; tầng trên là sân bay có đường băng dài 4000 m có thể cho máy bay siêu tốc cất cánh và hạ cánh 24/24 giờ, diện tích của nó tương tự như sân bay quốc tế Tôkyô, tầng dưới có phòng hội nghị quốc tế, trung tâm tài chính tiền tệ quốc tế, quán trọ, khách sạn v.v., tạo thành một “thành phố biển” có thể giao lưu kinh tế, văn hoá.

Khai thác và lợi dụng đáy biển cũng đang được mọi người coi trọng. Để nối liền giao thông và liên lạc giữa các hải cảng và hai bờ eo biển, nhiều nước đã xây dựng đường hầm và đường ống ở dưới đáy biển. Ví dụ, đường hầm dưới đáy biển Amori – Hakodate của Nhật Bản dài khoảng 54 km là con đường hầm dưới đáy biển dài nhất thế giới, có một số nước còn xây dựng căn cứ quân sự dưới đáy biển, bởi vì đáy biển là khu vực mà vệ tinh nhân tạo không thể nhìn thấy, do vậy càng phù hợp với yêu cầu bảo mật quân sự.

Từ khóa: Thành phố biển.