Thế nào là tên lửa dạng bó?

Sau khi phóng tên lửa thì các tên lửa trợ đẩy làm việc trước, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chúng sẽ rời khỏi tên lửa lõi. Ưu điểm lớn nhất của tên lửa dạng bó là có thể rút ngắn đáng kể độ dài của toàn bộ tên lửa, bởi vì tên lửa trợ đẩy không chiếm độ dài của tên lửa lõi, từ đó mà tránh được nhược điểm vì kết cấu tên lửa quá lớn và mảnh gây nên những khó khăn trong chế tạo. Vì các tên lửa dạng bó không tăng thêm tổng độ dài của tên lửa cho nên chúng ta gọi bộ phận này là tên lửa bán tầng, ví dụ tên lửa hai tầng cộng thêm tên lửa bó gọi là tên lửa hai tầng rưỡi.

Nhưng tên lửa dạng bó độ khó về mặt kỹ thuật càng lớn hơn, bởi vì trong quá trình bay, khi tên lửa trợ đẩy cháy hết nhiên liệu, sự tách ra của chúng phải tuyệt đối an toàn và tin cậy, thứ hai là không vì tách ra mà ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường và tư thế của tên lửa lõi. Tên lửa dạng bó dùng cách tách ra hướng xiên, so với cách tách ra hướng dọc của tên lửa ghép nối tiếp thì tính phức tạp của kỹ thuật cao hơn nhiều. Tên lửa đẩy “Trường chinh số 2E” và “Trường chinh số 3B” của Trung Quốc là trên cơ sở tên lửa hai tầng và ba tầng ban đầu lần lượt tăng thêm bốn tên lửa trợ đẩy bó chung quanh tên lửa lõi. So với tên lửa không bó thì năng lực đẩy của chúng nâng cao gấp ba lần

Người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật tên lửa bó là tổng công trình sư Korolep nổi tiếng của Liên Xô. Năm 1957 ông đã dùng một tên lửa lõi là tên lửa vượt đại châu, bó thêm bốn tên lửa trợ đẩy xung quanh, phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất.

Kỹ thuật tên lửa bó ngoài việc được sử dụng rộng rãi trong tên lửa vận chuyển, một số vũ khí đạn đạo cũng được sử dụng.

Từ khoá: Tên lửa vận tải; Tên lửa nhiều tầng;Tên lửa bó.