Tòa án với hội đồng thẩm phán đã hình thành như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 4 – Arkady Leokum đối với chúng ta ngày nay, quyền được xét xử trước một tòa án là một trong những quyền tự nhiên và thiêng liêng nhất của con người. Tuy nhiên, con người đã phải đấu tranh lâu dài gian khổ, quyền đó mới được nhìn nhận.

Khi những người phương Bắc chinh phục nước Anh vào năm 1066, họ cũng đã có một hình thức tổ chức tòa án. Nhưng những người “thẩm phán” đã không ở đó để nghe các lời khai hoặc xét các bằng chứng, chứng cớ, nhân chứng vì phán quyết của họ chỉ là dựa trên căn bản sự hiểu biết riêng của họ về sự việc mà thôi. đến triều đại vua Henry II thì việc tòa án xét xử có thay đổi lớn. đó là các hội thẩm phải xét xử bằng cách căn cứ vào các bằng cớ tai nghe mắt thấy tại tòa mà thôi. Và điều này cũng chính là nguồn gốc cho việc xét xử của hệ thống tòa án của chúng ta ngày nay. Một phiên tòa có tới 12 vị thẩm phán ngồi đó để nghe lời khai, để xem xét các bằng chứng, các luận điểm của luật sư và nhận định của chánh án. Sau đó họ lui vào phòng riêng tranh luận với nhau để đi đến thỏa thuận về một phán quyết. Dường như không có gì đặc biệt về con số 12 vị thành viên của bồi thẩm đoàn mà chỉ vì vào năm 1166, vua Henry II muốn vậy. Và từ đó đến nay bồi thẩm đoàn vẫn là con số 12.

Thời xưa, thủ tục tố tụng khác với thời nay và phương pháp xét xử cũng khác nhau nữa.

Cách thứ nhất là xét xử theo sự thanh minh, có nghĩa là bị cáo phải đưa những người thân cận ra tòa cùng với mình để thề trước tòa là mình vô can.

Cách thứ hai là xét xử theo sự thử thách, có nghĩa là bị cáo phải chịu đủ loại thử thách nhiều khi rất kỳ cục và ác nghiệt. Chẳng hạn nhúng tay vào dầu sôi, nướng miếng sắt nung đỏ áp vào người. Nếu qua được những thử thách đó thì bị cáo được coi là vô can.

Cách thứ ba là xét xử theo kết quả chiến đấu. Hai bên nguyên và bị phải giao chiến tay đôi. Nếu bị cáo thắng thì được coi là vô can.