Tổng diện tích Trái Đất được tính bằng cách nào?

Trái Đất là một quả cầu tròn. Ngày nay ngay một em học sinh tiểu học cũng biết được điều đó. Nhưng thời xa xưa không một ai biết T rái Đất hình cầu. Vì người xưa trực tiếp nhìn thấy T rái Đất là một mặt phẳng. Họ nhìn thấy mặt tiếp giáp với bầu trời nơi chân trời, nên họ nghĩ rằng đó là biên của mặt đất. Họ tin rằng trời và đất có chỗ tận cùng, họ gọi chỗ đó là “Chân trời góc bể”. T hực ra từ xưa đến nay chưa hề có ai đến được chỗ đó.

Về sau qua nhiều thực tế, người ta mới tin rằng

Trái Đất không phải là một mặt phẳng mà là một hình cầu, gọi là “Địa Cầu”

Nhưng T rái Đất to như thế, dùng phương pháp gì để tính ra được diện tích của bề mặt T rái Đất ?

Nhiều nhà khoa học rất hứng thú về vấn đề này và đã tìm nhiều cách để tính.

Hơn 2.000 năm T CN một học giả cổ Hy Lạp là Aristot lần đầu tiên dùng phương pháp đo để tính diện tích T rái Đất. Hồi đó ông sống ở cảng Alisan, Ai Cập. Ở Axưoan phía nam cảng có một cái giếng khô rất sâu. Hằng năm cứ đến đúng trưa ngày Hạ chí, Mặt Trời chiếu thẳng xuống đáy giếng tức là trưa ngày đó vị trí Mặt T rời nằm trên đỉnh đầu giếng, qua ngày đó thì Mặt T rời không chiếu xuống đáy giếng nữa. Nhưng thực ra chính buổi trưa ngày Hạ chí không phải Mặt T rời chiếu vuông góc với mặt đất vùng Alexandre. Ông đã dùng một cái cọc dài cắm thẳng đứng trên mặt đất và đo được góc chiếu trưa ngày Hạ chí là 7,2o. Vì vậy ông khẳng định sự chênh lệch 7,2o này chính là độ cong của mặt đất giữa hai vùng Axưoan và Alexandre gây nên. Căn cứ trị số này và khoảng cách giữa hai địa điểm ông tìm được chu vi của T rái Đất khoảng 39.816 km. T rị số này rất gần với chu vi T rái Đất ngày nay tính toán được.

Về sau các nhà khoa học đã dùng phương pháp tương tự, tính ra Trái Đất lớn bao nhiêu. Người ta còn dùng phương pháp tam giác lượng để so sánh độ chính xác của kết quả tính toán. T ừ đó biết được T rái Đất hình cầu gần giống với hình elip tròn xoay, gọi là Địa Cầu. Căn cứ kết quả đo thực thì bán kính đường xích đạo là 6378,245 km, bán kính cực là 6.356,863 km, độ chênh lệch giữa bán kính xích đạo và bán kính cực chỉ là 1/298,3. Nếu ta căn cứ tỉ lệ này làm một hình cầu có bán kính là 298,3 m thì sự chênh lệch giữa bán kính cực và bán kính xích đạo chỉ là 1 mm. Cho nên T rái Đất thực tế không khác một quả cầu là bao nhiêu. Bán kính bình quân của nó là 6371,2 km.

Biết được bán kính ta có thể tính được chu vi đường tròn xích đạo khoảng 40.075,696 km, tổng diện tích T rái Đất khoảng 510 triệu km2.

T ừ khoá: Diện tích bề mặt Trái Đất.