Trái đất bị tác động bởi các hành tinh khác tới mức độ nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Mặc dù các hành tinh có thể không tác động tới chúng ta theo cách mà các nhà thiên văn học muốn chúng ta tin, các sự kiện trên trái đất thì vẫn chắc chắn là bị ảnh hưởng bởi lựa hấp dẫn của các thiên thể láng giềng của chúng ta, và hậu quả thì thật sự nghiêm trọng. Sự đẩy và kéo bởi các hành tinh khác, chủ yếu là sao Mộc và và sao Kim, làm thay đổi kích thước, hình dạng và hướng của quỹ đạo trái đất. Trong khi trục của quỹ đạo trái đất thì dao động xung quanh dưới tác động liên kết của mặt trời và mặt trăng. Ba trong số những tác động sau đây là đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, sự lệch tâm của quỹ đạo trái đất – tức là sự tuần hoàn kém hoàn hảo – thay đổi từ gần zero tới 0,12% mỗi 100 ngàn năm. Thứ hai, sự nghiêng tương đối của trục trái đất so với quỹ đạo của nó cũng thay đổi, từ giá trị hiện tại khoảng 23,50 xuống tới mức 21,60 và lên tới mức 24,50 qua mỗi 41 ngàn năm. Cuối cùng, thời gian mà trái đất tiến gần mặt trời nhất bị tác động bởi các hành tinh khác, mặt trời và mặt trăng. Ngày nay, trái đất đến gần mặt trời nhất vào đầu tháng 1, khi bắc bán cầu đang nghiêng ra xa mặt trời. Tuy nhiên, khoảng 11.500 năm sau, trục của trái đất đã bị kéo lại, do đó bắc bán cầu sẽ hướng về phía mặt trời khi trái đất đang đến gần mặt trời nhất.

Ngoại trừ việc chuyển Giáng sinh về giữa mùa hè ở phương bắc, những thay đổi có chu kỳ này, được biết dưới tên là chu kỳ Milankovitch, được tin là có những tác động sâu sắc tới khí hậu trái đất, bằng việc thay đổi lượng nhiệt của mặt trời đến được hành tinh này. Tác động trực tiếp là rất nhỏ nhưng sự nhạy cảm của khí hậu trái đất sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Các chu kỳ Milankovitch ngày nay được cho là có vai trò trong sự xuất hiện và suy tàn của Kỷ băng hà, và gần đây đã được liên kết với những thay đổi đột ngột của khí hậu đã dẫn tới sự hình thành sa mạc Sahara, cách đây khoảng 5.500 năm.