Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông T rường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn 20000 km2, tương đương trên dưới 10% diện tích khu vực trung hạ lưu sông T rường Giang. Cũng giống như việc tỉnh Hồ Bắc có hơn 1500 hồ, trở thành tỉnh có số lượng ao hồ nhiều nhất Trung Quốc.

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông T rường Giang lại có rất nhiều ao hồ như vậy?

Vốn dĩ đồng bằng trung du sông T rường Giang gắn với giai đoạn lịch sử gần đây nhất của T rái Đất, là khu vực xảy ra chuyển động hạ thấp của vỏ T rái Đất, đã từng hình thành những vùng đất trũng lớn, ngày trước còn xuất hiện những hồ ao có quy mô lớn hơn bây giờ rất nhiều. Giống như T rung Quốc cổ đại có con sông lớn nổi tiếng tên là Vân Mộng, phân bố ở khu vực giáp giới với tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam. Sau này, do con sông mang lại một lượng phù sa dồi dào, giúp đáy hồ được nâng cao, có một số phần lộ ra khỏi mặt nước, những hồ lớn ban đầu cuối cùng cũng bị chia cắt thành những hồ ao tương đối nhỏ.

Con sông không chỉ mang lại một lượng phù sa dồi dào, khi nước lũ tràn ngập, đất đai ở hai bên bờ con sông cũng tích luỹ được một lượng phù sa, do độ dày mỏng của lớp phù sa lắng đọng trong các phần không giống nhau, bề mặt không bằng phẳng. Khi nước lũ rút, có một chỗ lõm nước chưa thoát được sẽ lộ ra, tạo thành ao hồ. T rong cơn lũ dữ thời cổ đại, có không ít hồ ao được hình thành giống như vậy. Nếu như chúng ta áp dụng nhiều biện pháp như phân lũ, trừ lũ… để khống chế và ngăn chặn lũ lụt thì dù cho nước lũ tràn khắp, tác dụng của lượng phù sa tích tụ sinh ra trong ao hồ cũng không phát huy được.

Ở những vùng đồng bằng có địa thế khá thấp, sự xói mòn của nước sông đã làm phá hỏng bờ sông. Do những đồng bằng này mới được bồi đắp bởi phù sa tích tụ lại mà tạo thành, hình thành một loại đất tơi xốp nên sự tàn phá xảy ra cũng tương đối nhanh, một số bộ phận ở hai bên bờ sông, do bị tàn phá như vậy mà lõm vào. Nhưng có một số bộ phận khác, bao gồm số lượng lớn bờ đối diện với bờ bị lõm vào, do tốc độ dòng nước gần đó tương đối chậm phù sa trong nước tích tụ lại ở đó lại làm cho bờ sông nhô ra, đường sông biến đổi càng ngày càng ngoằn ngoèo, giống như sông T rường Giang ở khu vực giáp giới giữa tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam, có những chỗ cong gần như hai bên bờ chạm vào nhau, từ miệng hồ sen đến T hành Linh Cơ, khoảng cách theo đường thẳng chỉ có 87 km, nhưng chiều dài thực tế là 240 km. Trong trường hợp này, có lúc dòng nước bị uốn cong hình thành nên đường sông mới, nước sẽ không chảy vào đoạn sông vốn bị uốn cong, đoạn này đã trở thành hồ hình cung. Vùng trung du sông T rường Giang có một đoạn được gọi là sông Kinh Giang, trong khoảng từ năm 1884 đến năm 1947 đã ba lần diễn ra hiện tượng uốn thẳng đường sông. T ừ năm 1952 đến năm 1953, ở đây đã xây dựng công trình phân lũ Kinh Giang, nhằm giảm thiểu thiệt hại do nước lũ gây ra.

Ở khu vực hạ lưu sông T rường Giang, nguyên nhân chính hình thành nên ao hồ, cũng là lượng phù sa màu mỡ do các dòng sông mang lại, thế nhưng vai trò của lớp phù sa này đã được phát huy trong các biển lớn thời cổ đại, giống như những hồ nổi tiếng như T ây Hồ, T hái Hồ, nó vốn là một bộ phận của biển, sau này do lớp phù sa tích tụ ở ven biển đã hình thành vùng đất bồi Sa Bá, chúng dần dần cắt đứt với biển, vùng đất bồi Sa Bá càng tích tụ càng nhiều thêm, trở thành đại lục rộng lớn, chúng cũng trở thành hồ nước ngọt. Vai trò lấp biển vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay, nhưng sự xuất hiện hình thành các loại ao hồ này, không thể trong một thời gian ngắn mà có thể quan sát được.

T ừ khoá: Hình thành ao hồ.