Vì sao phải bảo vệ nước ngầm?
Các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm, đều uy hiếp rất lớn đối với nước ngầm. Nước ngầm ô nhiễm là do các bãi xử lí phế thải, hố phân, ống dẫn nước thải bị rò rỉ, các bể xăng ngầm, các dòng nước trong nông nghiệp có lẫn thuốc trừ sâu và tàn dư phân hoá học, cũng như các chất phế thải của đô thị và đường cao tốc (như dùng muối để làm tan tuyết), các mỏ ngầm hoặc mỏ lộ thiên, nước bề mặt bị ảnh hưởng của các chất ô nhiễm công nghiệp gây ra.
Muối nitrat trong phân hoá học đã trở thành nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đối với nước ngầm. Việc sử dụng rộng rãi phân hoá học ở các nước đang phát triển đã trở thành vấn đề gây ô nhiễm có tính toàn cầu. Ở Mĩ, qua điều tra hơn 10 vạn giếng nước người ta phát hiện thấy: 6% nước giếng hàm lượng muối nitric, nitrat vượt quá tiêu chuẩn, hàm lượng nitơ ở trạng thái amoni vượt quá 20%. Năm 1986, Cục Bảo vệ môi trường của Mĩ tuyên bố: trong số 79,6 vạn bồn chứa dầu bằng thép ở dưới đất có 1/3 số bồn vì có đường nứt và hoen rỉ nên rò dầu, trong số 2000 chất phế thải nguy hiểm cần được thanh lí ở bãi phế thải có hơn một nửa đang thẩm thấu xuống đất. Hơn 3 triệu dân cư ở đảo Manhattan của thành phố New York sống chủ yếu bằng nước ngầm. Nhưng nước ngầm ở đó đã bị ảnh hưởng của bởi các chất ô nhiễm công nghiệp, các bể phân rò rỉ cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước phế thải và nước biển xâm nhập vào.
Từ khoá: Nước ngầm.