Vì sao thành phố Tapan Tân Cương gió đặc biệt mạnh?

T hành phố T apan T ân Cương nằm trên trục giao thông chủ yếu giữa hai miền Nam Bắc T ân Cương, cũng là cửa gió nổi tiếng. T rong một năm có đến 148 ngày gió lớn, đặc biệt là mùa xuân gió lớn từ tây bắc thổi về dữ dội.

Nhưng gió mạnh nhất không phải ở thành phố T apan mà là vùng rộng 30 dặm giữa ga đường sắt Hậu Câu đến sông Đầu Đạo. Ở đó sức gió bình quân đạt đến cấp 9, cấp 10, mạnh nhất có thể trên cấp 12. T ốc độ gió lớn nhất vượt quá 40 m/s, khoảng 2 – 3 năm xuất hiện một lần. Người ta thường dùng cách gọi “gió cát bay đá chạy” để hình dung sức mạnh của gió trong khu vực “30 dặm quả là vùng cát bay, đá chạy”. Ở đó những hòn đá đường kính trên 10 cm cũng bị gió bốc cao và ném xa 15 – 30 m. Đá đập vỡ cửa kính nhà ga, rơi lõm sâu 3 – 4 cm. Điều kì lạ là chung quanh những chỗ đá xuyên thủng mặt kính không hề có vết nứt, giống như lỗ xuyên thủng của viên đạn qua kính ô tô với tốc độ cực nhanh.

Từ đó có thể thấy tốc độ của gió lớn biết chừng nào! Nếu có vật gì bị gió cuốn đi thì đừng mong tìm lại được, vì bỗng chốc mất tăm, mất tích. Đã từng có đoàn tàu hỏa từ T hượng Hải đến Ulumuxi, gặp tai nạn trong khu vực 30 dặm này, 10 toa xe bị lật đổ, trong đó có một toa bị tung lên cao quay mấy vòng rồi rơi xuống. Những sự cố như thế đã nhiều lần phát sinh.

Cuồng phong ở thành phố T apan và “khu vực 30 dặm gió” là do địa hình đặc biệt của vùng đó gây nên. T hành phố T apan ở vị trí cao nhất trong thung lũng mạch núi T hiên Sơn. Những vách núi dựng đứng kẹp hai phía đông bắc và tây nam của thành phố. Mỗi lần luồng không khí lạnh từ bồn địa

Hoaikhar Bắc T ân Cương tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ trào ra dữ dội đổ vào thung lũng thành phố T apan. Luồng không khí lạnh từ vùng rộng lớn thổi vào thung lũng hẹp, bị núi cao hai bên ép lại, nên dòng thổi càng nhanh, tiếng gió thổi ù ù. Đó là một loại “hiệu ứng ống thắt”. Bất kỳ chất lỏng nào, bao gồm nước và không khí, từ chỗ rộng chảy vào đường hẹp nhất định, tốc độ sẽ tăng nhanh, nếu không chất lỏng đó sẽ không thông thương được.

T hành phố T apan ở vào chỗ ống thắt hẹp nhất, tốc độ gió lớn nhất đạt đến 34 m/s và nó tương đương với gió lốc cấp 12. Còn vùng 30 dặm gió ở vào chỗ cửa khẩu phun ra từ ống thắt nên gió lạnh ở đó bị bắn ra thành luồng với sức gió vô cùng mạnh.

Gió lớn ở “vùng 30 dặm gió” mạnh hơn ở thành phố T apan còn do một nguyên nhân quan trọng khác. Đó là luồng không khí lạnh sau khi tràn qua thành phố T apan, từ trong thung lũng đổ xuống bồn địa thấp hơn, tức là đi xuống dốc, do tác dụng của trọng lực trượt xuống kết hợp với điều kiện miệng phun của ống thắt cho nên thế gió càng hung dữ.

T ừ khoá: Hiệu ứng ống thắt.