Vũ trụ lớn cỡ nào, và tốc độ giãn nở của vũ trụ?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Câu hỏi này bao hàm rất nhiều câu hỏi khác, nhất là bởi vì vũ trụ được giả định là tất cả những gì tồn tại, nên chắc chắn rằng kích thước của nó là vô hạn. Tuy nhiên, sẽ dễ hiểu hơn khi dùng từ “kích thước” của vũ trụ, bởi vì nó có một cách giãn nở rất đặc biệt.

Vũ trụ, với kích thước vô cùng lớn của mình, xuất hiện dưới dạng khá đồng đều, ngay cả các khối khổng lồ của các dải thiên hà dường như chỉ giống một chấm nhỏ nằm mất hút trong không gian sâu thẳm. Điều này có nghĩa là, một người có thể chỉ ra rằng khi họ nhìn càng xa vào không gian thì các thiên hà xa xôi trong vũ trụ sẽ càng lùi xa chúng ta nhanh hơn.

Điều này được tổng kết lại trong Định luật của Hubble (được đặt tên theo nhà thiên văn học người quan sát phát hiện ra trong thập niên 1920), định luật phát biểu rằng ở cấp độ vũ trụ thật sự, một thiên hà cách chúng ta R năm ánh sáng sẽ có vẻ như chạy xa khỏi chúng ta với vận tốc V, xác định bởi công thức V = HR, trong đó H là “hằng số Hubble”.

Từ công thức này, một người có thể nghĩ rằng bán kính của vũ trụ là khoảng cách mà từ đó vật thể có vẻ như đang lùi xa vị trí của chúng ta với vận tốc ánh sáng, trong trường hợp đó chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy chúng, vì các tia sáng của chúng không bao giờ đến được chỗ chúng ta.

Trong thực tế, mọi thứ phức tạp hơn. Thứ nhất, hằng số Hubble không phải là hằng số thời gian. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể có được một ước lượng sơ về bán kính của vũ trụ dựa trên quang phổ. Đầu tiên chúng ta cần một giá trị cho Hằng số Hubble: ước tính tốt nhất hiện nay là khoảng hơn 22km/s trên 1 triệu năm ánh sáng, tức là, nếu chúng ta nhìn vào không gian xa hơn một năm ánh sáng nữa thì các thiên hà sẽ tỏ ra đang chạy đua với chúng ta ở một vận tốc được cộng thêm 22km/s.

Áp dụng nó vào Định luật Hubble, với V bằng vận tốc ánh sáng thì bán kính của vũ trụ tính ra khoảng 13.600 triệu năm ánh sáng; các con số thực thì lớn hơn khoảng ba lần.