Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum
Ta đã biết, có những sự việc ngày nay khác hẳn với chính nó ở lúc khởi đầu. Minh chứng cho nhận định này thì không có gì bằng tranh hình vẽ (cartoon).
Chữ “cartoon” trước hết có nghĩa là mảnh giấy dày, hơi cứng mà các họa sĩ Ý thời phục hưng thường dùng. Thật ra, ngay cả các họa sĩ ngày nay cũng còn dùng. điều đáng nói là những gì họ vẽ lên mảnh giấy ấy là những phác thảo các tác phẩm nghệ thuật có kích cỡ lớn để trang trí các bức tường, các tấm thảm và các cửa sổ kính màu…
Khi báo chí bắt đầu vẽ hình để minh họa tin tức, bình luận thời sự và vẽ hình giễu, châm biếm thì loại hình vẽ này cũng được gọi là “cartoon”. đến khi điện ảnh phát triển, loại phim bằng hình vẽ ra đời cũng được gọi là “cartoon”. Các phim hoạt hình của Walt Disney chẳng hạn.
Nhưng trước khi báo chí “bùng nổ” như ngày nay thì đã có những họa sĩ nổi tiếng về biếm họa như Hogarth, Goya, Daumier và Rowlandson. Họ vẽ một loạt tranh về một đề tài hay kể lại bằng tranh câu chuyện phiêu lưu hoặc một thói tính nào đó. Họ được kể như những ông tổ của sách truyện tranh và phim hoạt hình ngày nay.
Ngay trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà đã có những tạp chí chuyên bằng hình “cartoon”. Ở Paris có tờ “Charivari”. Ở Luân đôn có tờ “Punch” và ở Hoa Kỳ có tờ Life và Judge. Khi báo chí Hoa Kỳ thường xuyên có mục tranh biếm thì những tạp chí chuyên về loại này đã mất dần sức hấp dẫn và nhiều tờ đã phải đình bản.
Truyện dài bằng tranh đầu tiên xuất hiện ngay từ đầu thập niên của thế kỷ XX. Richard Outcault, nghệ sĩ cha đẻ của nhân vật Buster Brown trong truyện tranh cùng tên từ năm 1902. Truyện tranh này nổi tiếng đến nỗi trẻ con khắp nước Mỹ đòi ăn mặc quần áo theo kiểu Buster Brown.
Một truyện tranh nữa cũng xuất hiện rất sớm là “Phụng dưỡng cha già” (Bringing up father). Truyện này ra đời năm 1902. Từ đó đến nay, truyện này đã được dịch ra 27 thứ tiếng và phát hành tại 71 quốc gia.