Bí mật của động vật ngủ đông là gì?
Ngủ đông là một “pháp bảo” để động vật trốn tránh mùa đông lạnh giá với thức ăn thiếu thốn.
Mỗi khi mùa đông đến, nhím co vào trong hang bùn, cuộn tròn mình lại, không ăn không cử động. Nó thở rất yếu, tim đập cũng chậm đến khác thường, mỗi phút chỉ đập 10 – 20 lần. Nếu như ngâm nó vào trong nước, nửa tiếng cũng không thể chết được. Nhưng một con nhím khi tỉnh dậy, nếu ngâm vào trong nước 2 ~ 3 phút thì sẽ bị chết ngạt ngay.
Khi ngủ đông, thần kinh của động vật đi vào trạng thái tê liệt. Có người từng dùng ong để tiến hành thử nghiệm, khi nhiệt độ không khí ở 7 ~ 90C, thì cánh và chân của ong ngừng hoạt động, nhưng khi nhè nhẹ chạm vào nó thì cánh và chân của nó cũng có thể rung nhẹ; khi nhiệt độ không khí hạ thấp 4 ~ 60C, chạm vào ong lần nữa thì nó lại không hề có phản ứng gì, rõ ràng nó đã đi vào trạng thái mê man sâu; khi nhiệt độ không khí hạ xuống đến 4 ~ 0,50C, thì nó lại bước vào trạng thái ngủ rất sâu. Từ đó, có thể thấy rằng, khi động vật ngủ đông, mức độ tê liệt của thần kinh và nhiệt độ có quan hệ mật thiết với nhau.
Khi ngủ đông, thân nhiệt của động vật hạ thấp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể biến đổi rất chậm chạp, chỉ đủ để duy trì được sự sống. Ngoài ra, mỡ của động vật nói chung trước khi ngủ đông tăng gấp 1~2 lần so với bình thường. Như vậy, không chỉ có thể giữ được thân nhiệt, mà điều quan trọng hơn là cung cấp sự tiêu hao trong cơ thể khi ngủ đông. Sau khi ngủ đông, trọng lượng cơ thể giảm bớt 35%; loài dơi ngủ đông 162 ngày, thể trọng có thể giảm bớt 33,5%.
Vậy thì, tại sao hằng năm vào thời gian nhất định thì động vật sẽ phải ngủ đông nhỉ?
Các nhà khoa học đã rút máu của con sóc đã đi vào ngủ đông trong điều kiện nhân tạo, tiêm vào trong tĩnh mạch của con sóc đang nhảy nhót, kết quả là nó giống như bị tê liệt vậy và nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ đông một cách mê man.
Xem ra, trong máu của động vật ngủ đông có thể chứa một loại chất có thể kích thích ngủ đông. Cuộc thử nghiệm còn cho thấy, thời gian ngủ đông của động vật càng dài thì tác dụng chất kích thích ngủ đông trong máu của chúng càng mạnh.
Loại chất kích thích ngủ đông này là chất gì vậy?
Theo nghiên cứu, nó là một loại chất hình hạt tồn tại ở trong huyết thanh, đôi khi loại chất này cũng có thể dính ở trong hồng cầu, do đó làm cho hồng cầu có tác dụng kích thích ngủ đông.
Điều kì lạ là các nhà khoa học còn phát hiện ra trong máu của động vật ngủ đông tồn tại một loại chất khác đối kháng với chất kích thích ngủ đông. Loại chất này khi đạt được một trọng lượng nhất định trong máu thì sẽ làm cho động vật ngủ đông tỉnh lại.
Như vậy xem ra, lúc nào động vật bắt đầu ngủ đông không những được quyết định bởi chất kích thích, mà còn được quyết định bởi sự thay đổi tỉ lệ giữa chất kích thích và chất chống kích thích. Các nhà khoa học suy đoán rằng, động vật ngủ đông có thể từ đầu năm đến cuối năm đều đang “chế tạo” chất kích thích, còn chất chống kích thích có thể sau khi đi vào ngủ đông mới bắt đầu được sản sinh ra, cho đến khi mùa xuân ấm áp trở lại mới dần dần giảm bớt. Khi nồng độ của chất chống kích thích ở trong máu đủ để khống chế chất kích thích động vật mới có thể được tỉnh lại trong trạng thái ngủ đông…
Cho đến nay, mọi người vẫn chưa hoàn toàn tìm ra hết bí ẩn của động vật ngủ đông, cuộc tìm kiếm vẫn còn đang tiếp tục được tiến hành. Các nhà khoa học nhận thức rằng, việc nghiên cứu động vật ngủ đông không những xuất hiện nhiều điều thú vị, mà còn có giá trị thực tế rất lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và y học.