Bờ biển cây sú (vẹt) là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Chúng ta thường thấy bờ biển bùn cát và bờ biển nham thạch, làm sao còn có bờ biển rừng cây sú (vẹt) nữa?

Cây sú (vẹt) mọc thành bụi lùm, lá bẹt bằng, quả tròn dài có núm đỏ, vỏ cây màu đỏ sẫm. Cây sú (vẹt) mọc trên vùng đất bùn ướt và chịu mặn, khí hậu nóng có nhiệt độ trong năm từ 25-270C. Nó chỉ sinh trưởng ở bãi bùn lắng nông ven biển vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, là loại cây mọc thành bụi lùm, sinh trưởng quanh năm. Hệ rễ của cây sú (vẹt) rất phát triển, mọc chằng chịt với nhau rất chắc, là một loại cây giữ cát rất tốt.

Cây sú (vẹt) mọc rất rậm rạp, hệ rễ phát triển mạnh nên có tác dụng giảm tốc độ dòng hải lưu và sóng biển, bùn cát lắng đọng nhanh, hệ rễ giữ chặt bùn đất nên cây mọc càng nhanh, tác dụng tích tụ lâu dài đó hình thành một bờ biển bùn đặc biệt gọi là bờ biển cây sú (vẹt).

Do cây sú (vẹt) có tác dụng rất mạnh để tích tụ và liên kết chặt ở bờ biển nên có thể biến đổi bờ biển xâm thực thành bờ biển tích tụ. Người ta trồng nhiều cây sú (vẹt) để làm bờ chắn cho bờ biển bị xâm thực mạnh, ngăn ngừa những trận sóng gió giật mạnh do bão gây nên và thu được hiệu quả rất tốt.

Bờ biển cây sú (vẹt) và bờ biển san hô gọi chung là bờ biển sinh vật, nó cùng với hai loại bờ biển bùn cát và bờ biển nham thạch trở thành ba loại bờ biển lớn.