Bờ đại lục là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Bãi nông lục địa (thềm lục địa) là một bộ phận của lục địa lấn ra biển, nhưng bờ đại lục lại ở chỗ nào?

Sườn dốc của tiền duyên thềm lục địa gọi là dốc đại lục, nó là bờ đại lục.

Vỏ trái đất chia ra hai loại: vỏ trái đất mang tính đại lục và vỏ trái đất mang tính biển.

Chiều dày bình quân của vỏ trái đất mang tính đại lục là 33km, còn vỏ trái đất mang tính biển chỉ dày 6km.

Dốc đại lục đang ở vỏ trái đất mang tính đại lục đột ngột bị mỏng đi chuyển thành “chỗ giao tiếp” của vỏ trái đất mang tính biển, cũng là dải đất mỏng manh nhất dễ bị nứt vỡ, vặn khúc. Cho nên, dốc đại lục là dải đất có núi lửa và động đất nhiều, nó tựa như chỗ nối tiếp hai vật thể tính chất khác nhau (dày mỏng, cứng mềm) rất dễ bị nứt vỡ.

Độ dốc của dốc đại lục rất lớn, khi dốc dài 1000m hạ thấp 300m, mức hạ thấp nhất tới 800m. Độ sâu của đỉnh dốc đại lục khoảng 200m, độ sâu bờ trước: 1300-3500m, bình quân rộng 50km, rộng nhất có thể vượt quá 100km.

Dốc đại lục ở vào “chỗ giao tiếp” của hai loại vỏ trái đất, dưới tác dụng của núi lửa và động đất, dốc có nhiều chỗ bị nứt, tạo ra khe sâu hẹp, giống như cái khe sâu hẹp bị dòng sông trên đại lục cắt đứt vậy, nhưng khe sâu hẹp ở đáy biển sâu hơn và dốc hơn loại khe này ở trên lục địa. Phần lớn khe sâu hẹp ở đáy biển hướng về phía trên có thể kéo dài tới bãi nông lục địa (thềm lục địa), còn hướng về phía dưới tới tận đáy đại dương mới hết, qui mô khá rộng; có một số ít khe sâu hẹp nối liền với sông trên lục địa.

Chiều dày tích tụ của dốc đại lục khá lớn, có tương lai về dầu khí, còn có các khoáng sản như quặng mangan (Mn), quặng phosphat… Ở dải đất dốc đại lục, nước biển thường dâng men theo dốc và gặp dòng nước sông lớn trên thềm lục địa, đây là nơi các đàn cá thường hội tụ.