Bốn đại gia tộc của vương quốc tế bào là những gia tộc nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Cơ thể con người sở dĩ được gọi là vương quốc tế bào vì nó được cấu tạo bởi hơn 1 triệu tỷ tế bào. Nhưng cơ thể con người tuyệt nhiên không phải là nơi chồng chất hỗn loạn các tế bào, mà do bốn “gia tộc” tế bào tuân theo một thứ tự nghiêm ngặt tạo thành các cơ quan, các cơ quan này hợp lại thành các hệ thống lớn và cuối cùng là được cấu tạo thành bởi bảy hệ thống lớn là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và hệ sinh sản. mỗi “gia tộc” tế bào đều có những đặc điểm sau: số lượng tế bào nhiều, kích thước, độ dài bằng nhau, đều do một chất giữa các tế bào (gọi là chất cách tế bào) liên kết lại với nhau. Những đặc điểm này có thể chứng minh rằng các “gia tộc” tế bào là một tập hợp rất nhiều các tế bào có hình dạng, chức năng tương tự, được liên kết lại bởi một chất cách tế bào chất. sinh vật học gọi chúng là mô. Bốn “gia tộc” tế bào trong cơ thể người chính là bốn mô lớn: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. “gia tộc” lớn thứ nhất là mô biểu bì. mô biểu bì bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong các ống và khoang trong cơ thể người. Các tế bào sắp xếp khít chặt với nhau, chất tế bào rất ít. Đây là một gia tộc tế bào lớn chức năng đoàn kết chống lại vi trùng xâm nhập hay các vật bên ngoài gây tổn hại đến tế bào.

Mô biểu bì “gia tộc” thứ 2 là mô liên kết. mô liên kết bao gồm nhiều loại được phân bố rộng rãi trên cơ thể người. Ví dụ như các tổ chức xương, tổ chức tuyến bã nhờn dưới da, bắp thịt gồm gân và mạch máu v.v… đều thuộc mô liên kết. Đặc điểm nổi bật của nó là sự phát triển của chất cách tế bào. Đây là một “gia tộc” tế bào đa chức năng như: duy trì, liên kết, bảo vệ và nuôi dưỡng…

Mô liên kết “gia tộc” thứ 3 là mô cơ. Đặc điểm của mô này là mỗi tế bào đều có khả năng co duỗi gây sự vận động. Người ta căn cứ vào độ co duỗi, hình dạng và sự phân bố các tế bào để phân chúng thành ba loại: tế bào cơ trơn, tế bào cơ xương và tế bào cơ tim.

Mô cơ “gia tộc” thứ 4 là mô thần kinh. Thành viên chủ yếu của mô này là các tế bào thần kinh (hay còn gọi là nơron thần kinh). Đặc điểm của các nơron thần kinh là thu nhận kích thích, gây ra hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn. Đây là một “gia tộc” tế bào nhạy cảm, có khả năng thông tin rất cừ khôi.

Thể tế bào

Nhân tế bào

Tua ngắn

Tua dài

Bao tủy

Đầu mút tua dài

Nơron thần kinh