Chim cánh cụt “Penguin” sống ở đâu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Nhiều người cứ tưởng giống chim cánh cụt này chỉ sốnng ở những miền giá lạnh như ở Bắc hoặc Nam cực chẳng hạn. Thật ra chỉ ở Nam bán cầu mới có chim cánh cụt. Chúng sống dài dài ở Nam cực (chớ Bắc cực thì không), ở lục địa Nam cực và những hòn đảo quanh quanh đó. Nhưng tận miền bắc nước Peru, miền nam nước Brazil, tây nam Phi, Tân Tây Lan và nam Úc châu cũng đều có chim cánh cụt sinh sống.

Chim cánh cụt nổi tiếng nhờ cái hình dáng giống với người ta một cách kỳ cục. “Penguin” đứng thẳng như người và nó cũng có bàn chân bẹt chĩa về phía trước. Chúng thường xếp hàng đều đặn như lính. Khi di chuyển, cái điệu bộ trang nghiêm, bệ vệ của chúng nom thiệt buồn cười. Bộ lông phủ kín thân thể chỉ là những lông nhỏ và như lông vảy sừng. Màu sắc như bộ dạ phục của ta: áo sơ mi trắng ngắn phía trước ngực và áo khoác màu đen phủ kín.

Chim “penguin” cánh cụt có từ thời tiền sử và bạn có biết lúc đó thân thể nó cỡ bằng nào không. Thật khó mà ngờ: nó cao khoảng 1,8 đến 2m chớ không ít. Có tới 17 giống chim cánh cụt còn tồn tại đến ngày nay, trong số đó giống “cánh cụt vua”, khi đứng, cao cỡ một mét và nặng khoảng 40 kí. Thời xửa thời xưa, chim cánh cụt penguin cũng bay được đấy chớ. Nó bay cũng giống như những giống chim khác. Nhưng chẳng hiểu tại sao ngày nay đôi cánh của chúng thu ngắn lại và chẳng thể bay được nữa. điều đáng ngạc nhiên là chim cánh cụt có rất ít kẻ thù, nếu có thì kẻ thù đó chỉ là… con người. Chúng sống ở những nơi xa xôi heo hút miền Nam cực, cho nên, trên thực tế thì không có sinh vật nào khác sống nổi để mà tấn công chúng. Bởi vậy, chúng sống bình an trên đất cũng như dưới nước.

Bởi qua bao thế hệ chim cánh cụt “penguin” không dùng tới cặp cánh, cho nên, cặp cánh ấy cứ ngày một ngắn và cứng ra. Cho đến ngày nay thì cặp cánh ấy hoàn toàn không thể dùng để bay được nữa. Bù lại, chúng trở thành những tay bơi và lặn siêu đẳng, và lúc đó, đôi cánh ấy lại có công dụng rất lớn trong chức năng của cặp “bơi chèo”. Giống chim này cũng phát triển được lớp mỡ dày để bảo vệ nó trong thời tiết giá lạnh rất khắc nghiệt của vùng cực. Cũng chỉ vì lớp này mà chúng bị con người săn bắt đến độ có thể lâm họa tuyệt chủng nếu không có luật bảo vệ kịp thời.