Có đúng là “kiếp phù du sớm nở tối tàn”?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Con phù du (con vờ) là trùng nhỏ rất đẹp, nhưng yếu đến nổi gió thổi bay. Một thân hình gầy yếu dài 1cm, một đôi mắt to nhưng không hồn, hai đôi cánh mỏng manh dạng như cái quạt xếp, cánh trước to rộng thậm chí còn dài hơn cả thân mình, cánh sau nhỏ hẹp thu lại về phía sau, tuy cũng có miệng kiểu nhai nhưng không lấy đồ ăn. sáu chân yếu mềm, chỉ có thể bám chứ không đi được. Thường dựng một đôi cánh. Có hai cái đuôi dạng phân đoạn, dài hơn cả thân. Đến cả lực bay lên chúng cũng không có, chỉ có thể nâng lên hạ xuống, lúc cao lúc thấp, lúc nổi lúc trầm tựa như khiêu vũ vậy. Bộ dạng đó có sống lâu không? sau khi mọc lông trở thành trùng, phù du chỉ sống được một ngày, thậm chí vài giờ. sau khi con đực con cái giao phối, con đực chết rất nhanh, sau khi đẻ trứng xuống nước, con cái cũng chết luôn. Đúng là “kiếp phù du sớm nở tối tàn”. phù du đẻ trứng trong nước, sau khoảng 10 ngày trứng nở thành ấu trùng nhỏ, sống trong nước tới 2-3 năm, qua 23 lần lột xác. Ấu trùng phù du lại tương đối sống lâu.

Ấu trùng phù du ở dưới đáy nước, đi lại không nhanh. Chủ yếu là ăn các mảnh bã của thực vật, mùa đông sống nấp dưới đá hoặc trong đám cỏ dưới nước. Đến mùa xuân thành dạng bướm nước, khoác một bộ mặt giả, toàn thân phủ một lớp áo mỏng, mình màu tối đen, nửa cánh trong suốt, bên rìa có rất nhiều lông, lúc đó gọi là á thành trùng. á thành trùng bay đậu trên cành cây và còn phải lột xác một lần nữa mới trở thành phù du đẹp đẽ. phù du (con vờ) cũng là một loại côn trùng rất lâu đời, 200 triệu năm về trước đã tìm thấy chúng trong hổ phách của thời kỳ đầu cổ sinh. Ngày nay có khoảng 1000 loài phù du.

Giá trị kinh tế của con phù du không lớn, nhưng thành trùng và ấu trùng đều có thể làm mồi nuôi cá.