Có thứ thuốc “nói sự thật” nào hiệu quả 100% không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Ý tưởng rằng một số loại thuốc nào đó có thể tạo nên những điều kì diệu chẳng hạn như tăng tuổi thọ, kích thích ham muốn hay để lộ sự thật ra sẽ không bao giờ bị bỏ đi, bất chấp tất cả những chứng cứ ngược lại. Đã có những tuyên bố rằng những công ty trí thông minh của Hoa Kỳ gần đây đã sử dụng một loại thuốc nói sự thật như thế, sodium pentothal, để moi thông tin từ Abu Zubaydah, một trong nhưng tên lãnh đạo hoạt động al- Qaeda (một tổ chức khủng bố). Điều này có thể đúng, vì dường như hắn đã bắt đầu cho biết các chi tiết về cấu trúc của mạng lưới khủng bố. Còn điều đáng ngờ lại là tính đáng tin cậy của bất kì thông tin nào moi móc được.

Khái niệm về một loại thuốc nói sự thật lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1931, khi tờ báo American Journal of Police Science đã thực hiện một báo cáo về tác động của chất scopolamine, một chiết xuất có khả năng gây chết người của cây cà dược. Báo cáo này tuyên bố rằng: khi dùng cho phụ nữ để giảm cơn đau do sinh con, thuốc này làm cho họ nói nhiều hơn và không kiểm soát được. Điều này đã dẫn đến một thí nghiệm mà trong đó scopolamine được dùng cho hai tù nhân trước khi thử thách họ. Cả hai đều quả quyết sự vô can của chính mình và sau đó đã nhận tội. Bằng cách trình diễn thật độc đáo một logic không đầy đủ, điều này đã trở thành chứng cứ rằng thứ thuốc đó đã bộc lộ sự thật – và truyền thuyết được sinh ra.

Vấn đề tác dụng phụ của scopolamine đã dẫn tới việc barbiturate được sử dụng để bắt chước tác động trầm cảm, tác động mà được cho là đã kích thích sự thú nhận, còn Brevital, sodium amytal và đặc biệt là sodium pentothal từ đó đã được chào hàng như là thuốc nói sự thật. Xem xét các chứng cứ khoa học trong bài luận cổ điển the Psychology of Interrogations, Confessions and Tes- timony (Wiley, 1992) của tiến sĩ Gisli Gudjonsson của Viện tâm bệnh học, London, kết luận rằng mặc dù các loại thuốc đó có thể làm tăng tính nói nhiều của những người vốn đã nói nhiều, chúng có rất ít hoặc không có tác động tới những ai mà không có dự định để lộ sự thật. Ông thêm rằng: “Có những vấn đề rất nghiêm trọng về tính đáng tin cậy của thông tin nhận được trong quá trình này do tính chuyện phiếm, ý nghĩ kì quặc và sự ám thị bị tăng lên ở các chủ thể dễ bị tổn thương”.