Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian T rung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt T răng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: “Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không sợ ngày rằm, ngày 16 tối, chỉ sợ ngày 17, 18 âm u”. “Đầu tháng xem mồng 2, mồng 3, cuối tháng xem 17, 18”. Ý nghĩa những câu ngạn ngữ này là ngày 1 và ngày 15, 16 âm lịch thời tiết âm u không đáng sợ. Nếu ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 17, 18 âm lịch trời mưa thì tiếp theo có thể mưa kéo dài. Thực ra ý nghĩa của hai câu ngạn ngữ này không khác nhau nhiều. Ví dụ ở lưu vực sông T rường Giang T rung Quốc lại có câu “Đầu tháng trăng mày ngài, càng nghiêng càng không mưa”… đều là những câu ngạn ngữ về thời tiết có liên quan tới Mặt T răng.

Muốn biết được vì sao căn cứ vào Mặt T răng có thể dự báo được thời tiết thì trước hết cần giải thích rõ tướng trăng là gì.

Tướng trăng tức là chỉ sự biến đổi tròn hay khuyết của Mặt T răng. T rong tháng âm lịch, vị trí của Mặt T răng, Mặt T rời và T rái Đất thì trên mặt đất không nhìn thấy sự phản xạ của Mặt T răng, do đó đêm ấy Mặt T răng tối đen, tức là ngày mồng 1 âm lịch hằng tháng, trong thiên văn gọi là sóc. Khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm hai bên Trái Đất và hình thành đường thẳng thì lúc đó từ mặt đất nhìn thấy trăng rất tròn. Ngày đó gọi là vọng, cũng tức là ngày 15 hoặc 16 âm lịch. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất hình thành 900, từ trên T rái Đất thấy nửa bên phải Mặt T răng sáng, ngày đó gọi là thượng huyền, tức là ngày 8 hoặc ngày 9 âm lịch. Khi Mặt Trăng, Mặt T rời và T rái Đất hình thành 2700 thì nửa bên trái Mặt Trăng sáng. Ngày đó gọi là hạ huyền, tức là ngày 22 hoặc 23 âm lịch. Vì vậy sự biến đổi chu kỳ tròn, khuyết của trăng (tức chu kỳ tướng trăng) chính là một tháng âm lịch, vừa đúng với tháng sóc, vọng trong thiên văn.

Như ta đã biết, Mặt T răng và Mặt T rời có sức hấp dẫn với T rái Đất, khiến cho nước biển thành triều lên, triều xuống, cũng có thể khiến cho vỏ T rái Đất nhô lên hoặc thụt xuống. Đó chính là hải triều và cố thể triều. T rước kia nhiều người cho rằng, sức hút này cũng ảnh hưởng đến bầu khí quyển, nhưng không lớn lắm. Hai mươi năm nay các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu, phát hiện thấy sức hút của Mặt T răng và Mặt T rời đối với sự vận động của không khí và biến đổi thời tiết cũng có tác dụng khá quan trọng, đặc biệt là sự phát sinh biến đổi đột ngột của bầu khí quyển và thời tiết, thiên tai luôn liên quan với sự biến đổi của sức hút đó. T rong một tháng âm lịch, vào các ngày sóc và vọng là lúc hợp lực sức hút của Mặt T răng và Mặt T rời đạt đến lớn nhất, sau đó hợp lực sức hút này nhỏ đi. Nếu ngày một (sóc) và ngày 15, hoặc 16 (vọng) của âm lịch thời tiết không có thay đổi gì rõ rệt, sang ngày 2, 3 hoặc ngày 17, 18 âm lịch lại biến đổi xấu đi, chứng tỏ sức hút có sự biến đổi khác thường, có thể dự đoán mấy ngày tới thời tiết vùng này sẽ biến đổi mạnh, có thể là tiếp tục xấu đi. Đó chính là nguyên lý của câu ngạn ngữ “Không sợ mồng 1 âm u, chỉ sợ từ ngày 2, ngày 3 trở đi”.

Căn cứ tướng trăng để dự đoán thời tiết là có cơ sở khoa học. Ngày nay các nhà khí tượng đã làm rõ ảnh hưởng cụ thể của lực triều đối với thời tiết, đồng thời trực tiếp căn cứ sự biến đổi lực triều này, kết hợp với sự biến đổi của tình hình thời tiết như áp cao, áp thấp… để dự đoán thời tiết trong tương lai.

T ừ khoá: Tướng trăng; Sóc; Vọng.