Đồng bằng cửa sông là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Khi một con sông lớn trên lục địa chảy ra biển, vì độ dốc của mặt nước rất nhỏ nên tốc độ chảy chậm, dòng nước phân tán; lượng cát bùn lắng đọng lại rất lớn, cộng thêm tác dụng nâng đẩy của nước biển nên tích tụ càng nhanh, dần dần hình thành một vùng đồng bằng ở cửa sông, hình dáng như cái quạt xòe ra.

Có con sông khi chảy ra biển đã hình thành một vùng đồng bằng cửa sông, như: đồng bằng sông Hoàng (Hoàng Hà), đồng bằng sông Nil, đồng bằng sông Ama- zon… Nhưng cũng có một vài con sông khi chảy ra biển không tạo ra đồng bằng, như: Hắc Long Giang, sông Congo… Vậy là phải có điều kiện như thế nào mới tạo ra được vùng đồng bằng khi sông chảy ra biển?

Một là phải có nguồn bùn cát dồi dào. Hình thành đồng bằng cửa sông là do sự tích tụ bùn cát của dòng sông, cho nên lượng bùn cát trong nước sông phải lớn, đó là cơ sở vật chất cho sự tạo thành vùng đồng bằng cửa sông. Lượng bùn cát này có liên quan đến các điều

Địa Trung Hải kiện như: địa chất, địa mạo, thảm thực vật tốt, lượng bùn cát trong nước sông tất nhiên sẽ ít.

Hai là độ sâu cửa biển ở chỗ cửa sông phải nông, vùng bờ biển rộng. Vì vùng bờ biển nông có tác dụng giảm và triệt tiêu sông, có lợi cho việc tích tụ bùn cát ở cửa sông mà còn có thể mang bùn cát ra nơi xa cửa sông, khó hình thành vùng đồng bằng cửa sông.

Do địa thế của đồng bằng cửa sông phẳng và thấp, mạng lưới sông dày đặc, đất đai màu mỡ nên đồng bằng cửa sông là vùng đất nông nghiệp khá lý tưởng.