Động đất là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Động đất là gì? Hiện tượng rung động của đất đai là động đất.

Trên trái đất thường xảy ra động đất, có thể nói ngày nào cũng có động đất, lúc nào cũng xảy ra động đất. Số lần xảy ra động đất rất nhiều nhưng hầu hết các rung động nhẹ đó thì chúng ta lại không cảm nhận được. Sự rung chuyển nhẹ mặt đất như vậy bình quân cứ hai phút xảy ra một lần. Những trận động đất mạnh mà chúng ta cảm thấy được có sức tàn phá rất lớn, gây ra tổn thất về người và tài sản, động đất lớn như vậy trên thế giới mỗi năm xảy ra khoảng 20 lần.

Tại sao lại xảy ra động đất? Loại thứ nhất là do vỏ trái đất bị nóng không đều, chỗ nóng chỗ nguội nên sẽ bị giãn nở và co rút, vỏ trái đất bị biến dạng thậm chí gãy đứt, dẫn tới mặt đất rung chuyển gây nên động đất, 90% động đất trên địa cầu là loại động đất nứt gãy. Loại thứ hai là khi núi lửa phun, do magma tạo áp lực vào vỏ trái đất, khí ở miệng núi lửa bùng nổ, magma dưới đất giảm bớt, v.v… đều dẫn đến hiện tượng làm rung chuyển vỏ trái đất, đó là động đất núi lửa. Trên trái đất, tổng số lần động đất do núi lửa bùng nổ chiếm 7%. Loại thứ ba là do nắp đỉnh của các hang nham thạch lớn trong lòng trái đất đột nhiên bị sập, cũng gây ra rung chuyển mặt đất ở phạm vi hẹp, đó là động đất sập lở. Loại động đất này chiếm tổng số lần động đất trên toàn thế giới khoảng 3%.

Căn cứ vào lực rung chuyển vỏ trái đất lớn hay nhỏ có thể phân chia cấp độ động đất, cấp độ động đất càng lớn thì sức phá hoại càng lớn. Cấp động đất lớn hay nhỏ có liên quan đến xảy ra động đất sâu hay cạn và lực rung chuyển lớn hay nhỏ. Khi nguồn phát sinh ra động đất cách mặt đất cạn, lực rung chuyển lại lớn, thì cấp động đất lớn. Cấp động đất được biểu thị bằng độ rích-te (Richter). Một lần động đất chỉ có một cấp động đất nhưng mức độ tàn phá đối với mặt đất chênh lệch rất lớn, nếu gần trung tâm động đất thì sức tàn phá lớn, độ rích-te cũng lớn, càng xa trung tâm động đất thì sức tàn phá nhỏ, độ rích-te cũng nhỏ.