Đường ven biển và mặt chuẩn là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Trên trái đất, giữa màu xanh da trời của biển và màu xanh lá cây của lục địa có một đường, đó là đường ven biển. Ai đã từng đến bờ biển đều biết: nước biển lúc dâng lúc hạ, chuyển động liên tục, tìm ra một đường tiếp xúc giữa biển và lục địa thật là khó. Thức tế có ba đường ven.

Đường ven mực nước cao: nước biển mỗi ngày dâng một lần ở mực cao nhất, mỗi năm có 365 ngày thì có 365 mực nước cao nhất, dùng phương pháp tính bình quân để có một đường mực nước bình quân cao nhất. Trải qua mấy năm hoặc mấy chục năm đo đạc mực nước cao nhất có thể tính được mực nước bình quân cao nhất của nhiều năm, đường tiếp xúc của mực nước này với lục địa gọi là đường ven mực nước cao.

Đường ven mực nước thấp: giống như phương pháp trên, có thể tính ra mực nước bình quân thấp nhất của nhiều năm, đường tiếp xúc của mực nước này với lục địa gọi là đường ven mực nước thấp. Những quốc gia sát biển dùng đường ven mực nước thấp để mở rộng diện tích quốc gia; dùng đường ven mực nước cao thì ngược lại.

Đường ven mực nước bình quân: quốc tế đã qui định diện tích đất quốc gia là căn cứ theo đường ven mực nước bình quân mà xác định. Mực nước bình quân là trị số bình quân giữa mực nước cao nhất và thấp nhất, qua nhiều năm đo đạc sẽ được trị số mực nước bình quân nhiều năm. Trị số này với đường tiếp xúc lục địa chính là đường ven mực nước bình quân.

Mặt chuẩn thường dùng có hai loại: “mặt chuẩn độ sâu” và “mặt chuẩn bằng biển”, xác định chúng thế nào?

Mặt chuẩn độ sâu: dùng cho cảng, đường hàng hải và sông ngòi cấp nước. Như: cảng và đường hàng hải phải xác định ở mực nước sâu như thế nào mới đảm bảo an toàn cho tàu bè qua lại và vào cảng; xác định sâu sẽ đảm bảo được an toàn, tàu bè ra vào cảng nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bến cảng, đường hàng hải.

Cho nên, đảm bảo mặt bằng biển có một độ sâu nào đó chính là mặt chuẩn độ sâu. vì để đảm bảo cấp nước, sông, ngòi cũng phải có một độ sâu nhất định, độ sâu của mặt nước sông ngòi này cũng chính là mặt chuẩn độ sâu.

Mặt chuẩn mặt bằng biển: qua một thời gian dài quan sát và đo đạc mực nước biển, có thể xác định được vị trí bình quân mặt bằng biển, gọi là mặt chuẩn mặt bằng biển. Mặt chuẩn này được coi là điểm 0 của độ cao khởi đầu tính toán của một khu vực hoặc một quốc gia và được gọi là mặt chuẩn cao trình. vì mặt chuẩn cao trình có thể thay đổi, nên sau vài năm phải dùng thiết bị chính xác đo lường để hiệu chỉnh mặt chuẩn.