“Môi trường bảo quản” thực phẩm trong siêu thị ngày nay như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Các phản ứng dữ dội đối với những chất bảo quản đã thúc đẩy các kĩ thuật viên thực phẩm tìm ra những phương pháp tinh vi hơn khiến cho các sản phẩm trông tươi ngon lâu hơn, bao gồm việc sử dụng các môi trường bảo quản. Những phương pháp này dựa trên công nghệ hóa sinh để làm cho thức ăn trở nên mới như ban đầu. Ví dụ, chất ethylene thoát ra trong quá trình chín là nguyên nhân của sự mất màu của các loại rau củ như bông cải xanh, trong khi màu nâu của các loại rau củ được phát hiện là do tác dụng của các loại enzyme nào đó. Việc để các miếng thịt tươi bên ngoài không khí quá lâu khiến nó chuyển sang một màu nâu không hấp dẫn, do các oxymyoglobin giúp cho thịt có màu đỏ tươi biến đổi thành metmyoglobin.

Trong phương pháp Đóng gói trong môi trường khí quyển thay đổi (MAP), sản phẩm được đóng kín trong một hỗn hợp khí đặc biệt, hỗn hợp này làm chậm các phản ứng hóa sinh làm hỏng thực phẩm. Ví dụ, MAP giàu CO2 làm chậm sự hư hỏng gây ra do vi khuẩn, làm tăng thời gian sử dụng của rau củ lên khoảng 5 lần và cho phép thịt duy trì được màu sắc và hình dạng ban đầu của nó ít nhất là bốn mươi tám tiếng. MAPs nền Nitơ làm chậm quá trình biến thành màu nâu do các enzyme trong rau củ, trong khi một hỗn hợp của CO2 và N2 với tỉ lệ 60/40 được sử dụng để bảo quản cá có nhiều mỡ như cá trích và cá thu.

Lớp màng trong suốt để bọc sản phẩm bên trong cũng được điều chỉnh để làm chậm quá trình hỏng thức ăn; màng lọc bằng ethylene được sử dụng để làm sạch các khí gây ra sự mất màu ở rau xanh.

Rõ ràng, thách thức lớn nhất hiện nay là phải tìm ra phương pháp để làm chậm tốc độ hư của bánh mì. Một giải pháp được yêu thích hơn trong nhà chúng ta là quy trình kĩ thuật có tên gọi “ăn ngay”. Cách này sẽ không có tác dụng phụ nào.

Cái gì gây ra sự sốc điện khi một người đi ra khỏi một chiếc xe hơi – và làm sao để tránh hiện tượng đó?

Một chiếc xe có thể phóng điện với một dòng điện tĩnh do hiệu ứng ma sát của không khí thổi qua nó nhưng nguyên nhân chính là sự rời khỏi xe quá đột ngột. Khi bạn lướt qua ghế ngồi, ma sát sẽ tách các electron ra khỏi các sợi vải của quần áo, sinh ra một sự phóng điện mạnh.

Một trường hợp sốc điện khác có số lần xảy ra bằng khoảng một nửa trưòng hợp trên là khi bạn đút chìa khóa vào cánh cửa kim loại của xe hơi để khóa nó, dòng điện tích sẽ chạy xuống đất và nếu đường đi của dòng điện ngang qua các ngón tay của bạn, kết quả có thể gây ra sốc.

Một trường hợp cũng có thể gây ra nguy cơ chết người nếu sự phóng điện xảy ra ở các cây xăng: những tia lửa sinh ra có thể kích ứng một trận hỏa hoạn nghiêm trọng.

Đã từng có nhiều cố gắng tìm kiếm các vật kiệu có thể làm giảm hiệu ứng phóng điện, nhưng ngành vật lý về tĩnh điện học vẫn chưa được hiểu rõ và các kết quả vẫn chưa gây được ấn tượng mạnh. Vài người đề nghị tránh gây ra các dòng tĩnh điện bằng cách sử dụng các vỏ bọc làm từ các viên gỗ cho ghế của các xe hơi này.

Có một kĩ thuật cũng rất hiệu quả, đó là mở rộng bàn tay của bạn và chạm nhanh vào xe bằng lòng bàn tay.

Mật độ của điện tích xung quanh phần tương đối nhẵn và tròn này của bàn tay nhỏ hơn nhiều so với dòng điện tích ở ngón tay, nên sự phóng điện rất nhỏ.

Một mẹo nhỏ giống như vậy cũng được thực hiện trong các tiệm bán hàng, nơi mà các tấm thảm bằng nylon gây ra sự phóng điện dữ dội khi chúng tiếp xúc với kim loại. Đó là tiếp xúc bằng phần lòng bàn tay với bất cứ kim loại nào nối với mặt đất, như giá treo đồ, sẽ có thể ngăn ngừa một cơn sốc khiến bạn giật điếng người.