Phải chăng lúc nào mặt trời cũng tỏa sáng như lúc nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Chắc bạn biết kiểu nói “chắc chắn như ngày mai mặt trời lại mọc”. đối với ta, mặt trời là một cái gì tĩnh tại và ổn định. Bất kể ta có nhìn thấy mặt trời hay không, ta vẫn tin rằng mặt trời vẫn vậy, không thay đổi nghĩa là mặt trời ngày mai cũng vẫn tỏa sáng như hôm nay và hôm qua.

Trong sinh hoạt hàng ngày, vì những mục đích thực tiễn thì tin tưởng như vậy là đúng thôi. Mặt trời là ngôi sao tự nó tỏa sáng. Nhưng, nó lấy năng lượng ở đâu chứ? Ngày nay, người ta cho rằng những nguyên tử hydro bên trong mặt trời bị nung nóng và trở thành nguyên tử helium. Khi phản ứng này xảy ra, nó sẽ phóng ra năng lượng tràn ra bề mặt mặt trời. Và mặt trời có thể cứ tiếp tục bức xạ như vậy cả tỷ năm nữa. Khái quát, nói như trên là đúng. Nhưng đi vào chi tiết, ta sẽ thấy mặt trời không hoàn toàn tĩnh tại và ổn định như ta tưởng đâu. Thật ra có nhiều phần của mặt trời vận hành ở những mức độ khác nhau. Chẳng hạn ở xích đạo, mặt trời quay một vòng mất 25 ngày, nhưng ở cực thì một vòng phải mất 35 ngày.

Lớp ngoài của mặt trời, còn gọi là “tán mặt trời” (corona) được cấu tạo bởi chất hơi rất nhẹ. Lớp ngoài cùng của tán mặt trời này có màu trắng có những dòng suối phun ra ngoài mặt rìa mặt trời những cái “lưỡi” dài cả triệu ki-lô-met. Sự kiện này gây ra hậu quả tuy nhỏ nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến độ sáng của mặt trời. Một lớp khác nữa của mặt trời – gọi là “quyển sắc” (chromosphere) – có độ dài khoảng 15 ngàn ki-lô-met bao gồm chủ yếu là khí hydro và helium. Từ lớp này phóng ra ngoài những tia khổng lồ cao đến hàng triệu ki-lô-met gọi là “prominence” (tia lửa). Chính hiện tượng này là một phần nguyên nhân của sự không ổn định của mặt trời.