Phải chăng rắn chuông khua chuông cảnh báo rồi mới cắn?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum

Rắn chuông thật đáng sợ. Bởi sợ nó quá nên người ta cứ tự ám thị mình là nòi rắn này không nguy hiểm như ta tưởng vì trước khi cắn, nó lắc cái “chuông” gắn ở đuôi nó để báo trước.

Rủi thay, tưởng vậy mà không phải vậy. Khi nó lắc chuông thường là vì chính nó sợ. Người ta sợ quá thì run rẩy lập cập, còn rắn chuông sợ quá thì lắc cái đuôi lia lịa. Nhưng một cuộc khảo sát đi đến kết luận là có đến 95% lần rắn chuông cắn mà không lắc chuông cảnh báo gì cả. thật ra rắn vừa “mổ” vừa “cắn”. Chỉ có vài loại “cắn” nhiều hơn các loại khác.

Rắn độc có răng nanh dài, rỗng và cụp về phía trong hàm khi nó ngậm miệng. Lúc sắp sửa “mổ”, nó mới hạ răng nanh xuống và lao tới. Răng nanh cắm vào da thịt khi rắn “mổ” đồng thời tuyến nọc bơm nọc độc theo lỗ nhỏ ở đầu nanh mà vào vết thương vật bị cắn. Có loại rắn khác, nanh ngắn thì khi mổ vào con vật (hoặc người) chưa chịu buông ra ngay mà còn “nhay nhay” để nọc độc kịp ngấm vào vết thương. thật ra rắn hổ mang nguy hiểm hơn rắn chuông. Hổ mang hung hăng hơn, “hiếu chiến” hơn. Nọc của rắn chuông không độc bằng nọc của rắn hổ mang. Nọc của hổ mang dễ gây tử vong. Bị hổ mang cắn – nếu không chữa chạy thích đáng và kịp thời – thì chỉ nội trong một giờ đồng hồ là chết.