Phân tích mối tương quan giữa các thị trường chứng khoán khác nhau như thế nào?

Nhiều người đầu tư chứng khoán thường quan tâm đến vấn đề sau:

Các thị trường khác nhau có mối liên quan gì với nhau không? ở những nước lớn có nền kinh tế thị trường phát triển thường có nhiều thị trường chứng khoán song song tồn tại, liệu các thị trường chứng khoán này có mối liên quan nào với nhau không?

Phương pháp đơn giản để xem xét hai thị trường chứng khoán có liên quan gì với nhau không là xét chỉ số đầu phiếu có đồng tăng đồng giảm, hoặc cái này tăng cái kia giảm, hoặc không kể ở một thị trường tăng giảm như thế nào, ở thị trường kia không hề chịu ảnh hưởng.

Trong bảng dưới đây liệt kê sự tăng giảm tăng “+” hoặc giảm “-” ở hai thị trường chứng khoán A và B trong 10 phiên giao dịch:

Từ bảng trên đây cho thấy, trong 10 phiên giao dịch có năm ngày cả hai thị trường đều có chỉ số đầu phiếu cùng tăng, ba ngày cả hai thị trường cùng có chỉ số đầu phiếu giảm, chỉ có hai ngày có một tăng một giảm, nên với hai thị trường chứng khoán đã xét tính đồng bộ khá tốt. Tuy nhiên khi ở hai thị trường đồng tăng hoặc đồng giảm cũng không đủ để khẳng định hai thị trường chứng khoán có mối liên quan lớn. Ta cần phải xem chỉ số tăng giảm có khác nhau nhiều không? Trong 10 ngày giao dịch này, chỉ số đầu phiếu trung bình là +5,651 và +2,612. Sự sai khác cho trong bảng:

Chúng ta thấy rằng chỉ số tăng giảm của hai thị trường cùng dương hoặc cùng âm xuất hiện ở chín ngày, chỉ có một ngày có một dương và một âm.

Để đánh giá tính đồng bộ một cách định lượng, chúng ta có thể dùng các con số để so sánh. Ta cần lấy số trung bình của độ tăng giảm của mỗi thị trường của 10 phiên giao dịch. Nếu như các tình trạng đồng dương hoặc đồng âm nhiều thì tính đồng bộ khá tốt. Nếu như đồng dương hoặc đồng âm nhiều thì tích của chúng sẽ là dương.

Nhưng nếu một dương một âm nhiều (tính sai khác càng rõ) tích âm sẽ nhiều hơn. Nếu như dương, âm không có liên quan gì nhiều, thì số trung bình dần tiến đến 0. Ta tính được chỉ số tăng giảm bình quân của các tích số là:

C = [ 3,559 x (-0,182) + …+ (-6,601) x (-0,382)] : 10 = 47,32.

Đây là giá trị trung bình về sự sai lệch giữa hai chỉ số tăng giảm của hai thị trường. Do ở hai chỉ số được tính toán không thống nhất để làm rõ tính tương quan ta cần xem xét độ lệch chuẩn của chỉ số tăng giảm của hai thị trường là 11,76 và 4,27. Chia độ lệch bình quân cho độ lệch chuẩn ta có: p = 47,32 : (11,76 x 4,27) ≈ 0,94

Thương số này đánh giá độ tương quan của hai thị trường, người ta gọi đó là hệ số tương quan. Nếu số này là dương chỉ ra rằng mối tương quan giữa hai thị trường là lớn (và lớn nhất khi p = 1) và rõ rệt. Nếu hệ số tương quan là âm chứng tỏ thị trường không đồng bộ và mối quan hệ là phụ; giá trị âm càng bé thì mối tương quan giữa hai thị trường càng ít. Khi hệ số tương quan bằng 0 thì hai thị trường hoàn toàn không tương quan.

Dù các hệ số trên đây giải thích mối tương quan giữa hai thị trường. Các số liệu này chỉ tính theo số liệu của 10 phiên giao dịch nên còn xa mới có thể khái quát được tình hình phức tạp của thị trường chứng khoán.

Từ khoá: Phương sai chung; Hệ số tương quan.