Gia sư, luyện thi, dạy nghề, tư vấn, viết bài, dịch thuật, thiết kết, lập trình, digital marketing

Ta nói như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Khả năng nói của con người một phần lớn là do cách cấu tạo của thanh quản. đây là một xoang giống như một cái hộp. Thật ra đó là phần mở rộng của khí quản. Vách của cái hộp này làm bằng sụn và được lót bên trong bằng một màng nhầy. Tại một điểm ở cả hai bên, vách màng nhầy trở nên dày hơn thành một cái vòi vươn từ vách hướng về phía trung tâm. Chính cái vòi này được gọi là thanh đới. Mỗi dây thanh đới vận động được nhiều cơ nhỏ. Từ phổi ra miệng, không khí phải len qua giữa hai thanh đới và làm cho nó rung lên. Tác động này tạo ra âm thanh.

Nhưng là âm thanh loại nào? Cái đó tùy thuộc vị trí và độ căng của hai thanh đới. Hệ thống cơ kiểm soát hai dây đó là một hệ thống cơ tinh tế nhất trong toàn thân con người để có thể tạo ra tất cả mọi loại âm thanh. Thực ra thanh đới có thể có 170 tình trạng căn giãn. Khi thanh đới rung lên làm cho cột không khí trong khi thoát ra cũng bị rung lên theo. Cái mà ta nghe thấy chính là sự rung của cột khí đó. Nếu thanh đới không quá căng thì tạo ra âm ba có độ dài lớn và ta nghe giọng trầm. Nếu thanh đới căng, độ rung sẽ cao tạo ra âm ba có độ dài nhỏ và ta nghe thấy giọng cao. Khi trẻ nam tới khoảng 14 tuổi thì vách thanh đới và thanh quản trở nên dày hơn làm cho âm độ của âm thanh bị thấp. Hiện tượng thay đổi này gọi là “vỡ tiếng”.

Như vậy âm trình ta phát ra tùy thuộc và độ căng của thanh đới. Thế còn “thanh” thì sao? Thanh tùy thuộc vào quảng độ âm cũng như tiếng (thanh) của cây đàn vĩ cầm là do sự rung của toàn thể cây vĩ cầm chú không phải chỉ do độ rung của dây. Khi nói hoặc hát, quảng độ âm liên quan đến khí quản, phổi, lồng ngực và thậm chí cả độ lớn rộng của miệng và mũi nữa. Sự rung của không khí bên trong những bộ phận này góp phần quyết định vào sự hình thành của “thanh”.

Nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu, bụng, ngực, hoành cách mô, lưỡi, vòm miệng, môi răng… tất cả đều “vào cuộc” để góp phần vào việc phát thanh và âm. Như vậy, ta thấy quá trình nói cũng giống như việc sử dụng một nhạc cụ hết sức phức tạp và khó khăn. Không hẳn vì ta học nói từ lúc lọt lòng mẹ và liên tục thực hành (nói) mà ta có thể sử dụng nhạc cụ này (tức là nói) một cách “ngon lành” trôi chảy đâu.