Tại sao linh ngưu được gọi là “sáu không giống”?

ỞTrung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là “bốn không giống”, nhưng loài động vật “sáu không giống” hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Thực ra, tên Hán Việt của “sáu không giống” là linh ngưu, cũng là một loài động vật quý hiếm đặc biệt ở Trung Quốc.

Vậy thì, tại sao người ta lại phải đặt cho linh ngưu một biệt danh kì lạ như vậy nhỉ? Điều này phải quay ngược lại những năm 80 của thế kỉ XX. Lúc đó, các nhà động vật học của Tổ chức bảo vệ nguồn động vật hoang dã quốc tế -Hội động vật học New York – Mĩ đã hợp tác với các nhà động vật học Trung Quốc tiến hành công tác nghiên cứu và bảo vệ động vật hoang dã ở những vùng như Tây Tạng, Tứ Xuyên… Năm 1984, tiến sĩ Saclơ khi khảo sát gấu trúc ở vùng Mân Sơn phía bắc Tứ Xuyên, đã bất ngờ nhìn thấy linh ngưu -một loài động vật quý hiếm được bảo vệ bậc nhất ở Trung Quốc, vì hình dáng của loài động vật này rất kì quái, nên đã gây được sự hứng thú lớn cho tiến sĩ Saclơ.

Tiến sĩ Saclơ thật sự đã bị linh ngưu làm cho mê mẩn. Ông ngắm đi ngắm lại, cuối cùng ông gọi loài thú kì lạ này là “sáu không giống”: lưng lớn gồ lên giống như gấu nâu, hai đùi sau nghiêng giống như chó, 4 chi ngắn to giống như trâu, mặt xệ xuống như hươu ngắn cổ (đà lộc), đuôi rộng mà dẹt giống sơn dương, 2 sừng dài giống giác mã (Connochaetes). Trên thực tế, ý nghĩa “sáu không giống” mà tiến sĩ nói là vì linh ngưu với 6 loài động vật nói trên đều có điểm nào đó giống nhau, nhưng lại khác với chúng.