Tại sao mặt trăng có vẻ lớn hơn khi nó ở trên đường chân trời?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Thường được gọi là “ảo giác mặt trăng”, điều này đã luôn thách đố con người, ít nhất là từ thời Aristotle. Nhiều người nghi ngờ rằng nó là kết quả của sự khúc xạ khi ánh trăng đi xuyên qua phần dày hơn của khí quyển. Nhưng mặc dù khúc xạ có thể có một vài tác động, nó có xu hướng chủ yếu là song song với đường chân trời, tạo ra hiệu ứng nén khá quen thuộc trong các bức ảnh buổi hoàng hôn.

Nếu bạn thực sự đo kích thước của mặt trăng khi nó đang ở trên đường chân trời và khi ở trên đầu, bạn sẽ thấy nó cũng gần như vậy, chứng tỏ rằng chúng ta chỉ đang chứng kiến một ảo giác, không phải sự thật.

Lời giải thích được nêu ra phổ biến nhất tập trung vào một hiệu ứng thị giác, lần đầu tiên được chỉ ra bởi Mario Ponzo, một nhà tâm lý học nhận thức, vào năm 1913. Khi chúng ta nhìn ra xa, các đường thẳng song song chẳng hạn như các đường ray xe lửa hay các con đường dường như hội tụ lại ở “điểm biến mất” như thể chúng bị biến mất và do đó chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng những vật thể ở gần “điểm biến mất” như đang đi xa ra. Hơn nữa, những vật ở xa phải trông nhỏ hơn bình thường; theo Ponzo, điều này có thể gây ra vấn đề khi chúng ta nhìn một vật gì đó mà chúng ta nghĩ rằng nó ở xa hơn nhưng nó lại không thay đổi kích thước. Đây cũng chính là những gì đã xảy ra với mặt trăng: kích thước và khoảng cách của nó tới chúng ta gần như không đổi nhưng khi nó có vẻ gần với “điểm biến mất”, bộ não quyết định rằng nó phải đang ở xa và do đó bị ép phải kết luận rằng lý do mà nó vẫn chiếm một vùng trời như cũ (có một kích thước không đổi) là bởi vì nó đã giãn rộng ra.

Khi nói như vậy, lý thuyết của Ponzo cũng không giải thích rõ ràng được tại sao các phi công bên trên các tầng mây, không thể nhìn thấy bất cứ “điểm biến mất” nào, vẫn trông thấy mặt trăng có vẻ lớn hơn khi nó tới gần đường chân trời. Có lẽ “ảo giác mặt trăng” hình thành là vì khi nhìn thấy một vật thể trên đường chân trời khiến ta nghĩ nó ở xa hơn là nếu nó đang ở trên đầu. Chỉ điều này cũng sẽ đánh lừa bộ não chúng ta rằng mặt trăng trên đường chân trời thì ở xa hơn bình thường và do đó ắt hẳn là nó đã giãn rộng.