Tại sao ve ca hát vào mùa hè?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Mùa hè, bạn đều nghe thấy tiếng hát của giọng nam cao cất lên trong rừng cây, trong công viên. Đó là con ve sầu đực đang ca hát.

Nhưng, bạn có biết không, giọng cao ấy lại là âm bụng chứ không phải âm họng. Chắc các bạn cho là kỳ quái phải không? Không kỳ quái đâu, vì bộ phát âm của ve sầu đực nằm ở phần bụng. Bắt một con ve sầu đực để xem xét kỹ bạn sẽ thấy: hai bên khúc thứ nhất phần bụng đều có một lỗ nhỏ, trên mặt đậy một cái nắp trống mong mỏng, to và tròn, trong lỗ nhỏ là một khoang khí, mặt ngoài khoang khí này là một màng trống có tính đàn hồi tốt, thường là lồi ra phía ngoài và do cơ trống nối liền với bộ phận khí quản trung ương. Khi cơ trống nhận được sự chi phối co lại của tế bào thần kinh vận động khúc bụng, màng trống sẽ lõm vào trong; khi cơ trống khôi phục trạng thái ban đầu sẽ phát ra âm thanh (màng trống mỗi phút có thể co giãn 7.400 lần), sau đó dẫn đến cộng hưởng của khoang khí, tăng cao âm lượng. Cơ thanh co lại nhanh, âm tiết sẽ ngắn; co lại chậm, âm tiết sẽ dài; cường độ co lại lớn, âm thanh sẽ vang; cường độ co lại nhỏ, âm thanh sẽ thấp. Cộng thêm sự lồi lên lúc nhanh lúc chậm của nắp trống sẽ phát ra tiếng hát cao, âm thanh có thể truyền ra ngoài. Đó là tiếng hát cầu hôn của con ve đực với con ve cái câm và không điếc. Lúc đó, chúng đã là bậc lão niên rồi.

Giao phối xong, ve đực chết nhanh. ve cái dùng ống đẻ trứng đầu nhọn chọc một lỗ thủng nhỏ trên cành non, đẻ trứng ở trong vỏ cây, mỗi lỗ đẻ từ 4-8 trứng. Không ăn uống, ve cái cũng chết nhanh. vào tháng năm tháng sáu năm thứ hai, có nhiệt độ của ánh sáng mặt trời, trứng nở ra thành ấu trùng, phá vỏ chui ra. Đầu tiên ấu trùng dùng sợ tơ nhỏ mảnh do da ngoài tạo nên treo trên cây, vào lúc thích hợp, nó làm đứt sợi tơ, rơi xuống đất. Nó tìm chỗ đất tơi mềm, lấy móng chân đào lỗ chui xuống đất, bắt đầu cuộc sống ẩn cư dài đằng đẵng dưới đất. Ở đó, chúng hút chất nước ở rễ non của cây và phải sống qua nhiều năm. Có loài ve đen ở châu Mỹ sống tới 17 năm dưới đất. Cuộc sống dài đằng đẵng không có ánh nắng mặt trời ấy có khó chịu không? Không! Bởi vì ấu trùng ve đã tạo cho mình một chỗ trú thoải mái dưới đất, có đồ uống cao cấp phong phú, không có tai họa của tự nhiên và kẻ địch, nghĩa là vừa an toàn lại vừa thoải mái. Đó là phương thức bảo vệ thích ứng. sau khi ấu trùng lột xác 7 lần, biến thành một con nhộng, sau đó nhộng khoét một cái hang quan sát cách mặt đất vài tấc, có lỗ nhỏ thông với bên ngoài. Đợi ngày đẹp trời, nhộng chui lên khỏi mặt đất, bò lên một cành cây không cao lắm để lột xác lần cuối cùng biến thành ve sau đó vội vỗ cánh bay cao, đi tìm bạn đời. ve là côn trùng bộ cánh một nửa.