Vì sao tuyết rơi cũng có lúc có sấm?

Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu

Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp. Những bông hoa tuyết như lông ngỗng đang nhảy múa đầy trời, đột nhiên trên cao chớp giật, tiếng sấm vang rền, nhiều người cảm thấy kỳ lạ: trời rơi tuyết sao lại có sấm?

Sấm là hiện tượng thời tiết thường gặp ở mùa hè. T uyết rơi phần nhiều vào mùa đông. Hai hiện tượng thời tiết này hoàn toàn khác nhau. Nhưng chỉ cần tình trạng thời tiết ở một vùng vào một thời điểm nào đó có thể đủ điều kiện vừa có thể có tuyết rơi, vừa có thể có sấm thì hai hiện tượng thời tiết khác nhau này vẫn có thể xuất hiện cùng một lúc.

Mùa đông khi mây đầy trời, nhiệt độ không khí trong mây dưới 0°C hơi nước trong mây sẽ ngưng kết thành tuyết. Những bông tuyết từ trong mây rơi xuống, dưới mặt đất ta nhìn thấy tuyết hay mưa? Điều đó còn phải xem nhiệt độ lớp không khí dày mấy trăm mét ở gần mặt đất ra sao. Nếu nhiệt độ lớp không khí này rất cao thì khi bông tuyết rơi xuống sẽ tan thành nước, biến thành mưa. Ngược lại nếu nhiệt độ lớp không khí này khá thấp tuyết không tan sẽ trở thành tuyết rơi. Nói chung khi nhiệt độ không khí gần mặt đất thấp hơn 3 hoặc 2°C sẽ có hiện tượng tuyết rơi.

Mưa giông là do lớp không khí ấm và ẩm ướt bị một nguyên nhân nào đó (ví dụ lớp không khí lạnh ở phía dưới, hoặc bị ảnh hưởng của địa hình như vách núi dựng đứng tác dụng) làm cho lớp không khí nóng dâng lên. Khi không khí nóng dâng lên nhanh, sản sinh ra lớp mây tích mưa thì mưa giông rất dễ xảy ra.

Chúng ta hãy xem xét tối mùa xuân hôm đó điều kiện khí hậu vùng T rung, hạ du T rường Giang ra sao. Khi lớp không khí lạnh gần mặt đất từ Hoa Bắc di chuyển qua miền Bắc Hoàng Hải tràn về Hạ du Trường Giang thì chúng có nhiệt độ rất thấp. Đến chập tối nhiệt độ không khí vùng T rung, hạ du này đã xuống đến 0°C. Đó là điều kiện đầy đủ để tuyết rơi. Khi đó trên lớp không khí lạnh, có luồng không khí ấm và ẩm ướt từ mặt biển phương Nam thổi tới rất mạnh đến vùng T rung, hạ du T rường Giang. Hai luồng khí nóng lạnh này gặp nhau, luồng không khí nóng trườn lên luồng không khí lạnh, cho nên trong lớp không khí lạnh sắp rơi tuyết phát sinh hiện tượng đối lưu mãnh liệt hình thành những đám mây tích nước, hiện tượng thời tiết vừa rơi tuyết, vừa có sấm hình thành.

Có người nói “tuyết rơi mà có sấm xưa nay chưa hề gặp, đó là điềm dữ”. Sở dĩ nói thế là không nhận thức rõ hiện tượng thời tiết này, mặt khác còn bị ảnh hưởng của tư tưởng mê tín chi phối, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

T ừ khoá: Sấm.