Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

T ỉnh An Huy T rung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật T ử, hồ nước Nam Loan, ở trung và hạ lưu có các công trình kênh tưới Tô Bắc, T ân Hà, đập T am Hà và nhiều công trình thủy lợi khác, trên tích nước, dưới xả nước, kênh nước thông thương cải thiện được cục diện mưa lớn thì lũ lụt, mưa nhỏ thì úng ngập, không mưa thì hạn hán.

Sau khi trị thủy sông Hoài, nạn hạn hán và úng lụt vùng Hoài Bắc đã giảm thiểu rất nhiều, nhưng luồng gió khô nóng vẫn còn gây cho nhân dân không ít khó khăn.

Gió khô nóng còn gọi là “gió lửa”. T ừ tên gọi cũng đã thấy được đó là loại gió vừa khô, vừa nóng như lửa. T rong khí tượng học thông thường lấy những ngày nhiệt độ cao nhất trên 35°C, độ ẩm tương đối lúc hai giờ chiều nhỏ hơn 25%, tốc độ gió trên 3 m/s gọi là “gió khô nóng mạnh”, nhiệt độ không khí cao nhất trên 32°C, độ ẩm tương đối lúc hai giờ chiều nhỏ hơn 30%, tốc độ gió trên 2 m/s, gọi là “gió khô nóng nhẹ”. Vì vậy gió khô nóng không những khô, nóng mà còn có đặc điểm tốc độ gió lớn. Vùng Đông Nam T rung Quốc ngoài Hoài Bắc ra, những vùng khác rất ít xuất hiện loại thiên tai này.

“Gió khô nóng” thịnh hành vào trung tuần tháng 5 và đầu tháng 6, đó là thời kỳ tiểu mạch ngậm sữa và chín. T hời kỳ tiểu mạch chín gặp phải gió khô nóng sẽ chín rất nhanh, gây nên cái gọi là “chín ép”. T iểu mạch chín ép hạt lép nhiều, hạt nhẹ, sản lượng thấp. Cho dù cả mùa lúa tốt, hy vọng được mùa, nhưng phải gió nóng thì cũng thành mất mùa. Chả thế mà nhân dân vùng Hoài Bắc gọi gió nóng là “gió sát mạch”.

Có ba nguyên nhân gây nên gió khô nóng cho vùng này. Một là vùng Hoài Bắc cuối xuân đầu hạ là một trong những vùng nhiệt độ cao nhất, độ ẩm thấp nhất ở T rung Quốc, là điều kiện để hình thành gió khô nóng. Hai là trong trong thời kỳ đó khí áp cao và lạnh của phương Bắc còn rất mạnh, thỉnh thoảng lại tràn xuống phía nam, đến khu vực Hoài Bắc tràn từ trên cao xuống thấp, càng xuống nhiệt độ luồng không khí càng tăng cao, điều đó tạo nên gió càng khô nóng. Ba là gió vùng Hoài Bắc là luồng khí thổi từ miền Trung Hà Nam dọc theo phía nam mạch núi Đại Việt, khi đó miền T rung Hà Nam cũng là vùng nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, cộng thêm gặp mạch núi Đại Việt tạo ra hiệu ứng gió nóng. Vì vậy luồng khí tây nam này chính là lò lửa của gió khô nóng Hoài Bắc. Qua đó có thể thấy vùng bình nguyên Hoài Bắc cuối xuân đầu hạ vừa có cơ sở để sản sinh gió khô nóng, vừa có động lực thúc đẩy gió khô nóng, lại vừa có lò nóng giúp nó hình thành. Cả ba nguyên nhân kết hợp lại tạo nên nguyên nhân chính hình thành gió khô nóng Hoài Bắc.

Gió khô nóng Hoài Bắc đưa lại thiên tai cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhân dân Hoài Bắc trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên đã có những biện pháp chống nóng có hiệu quả để giảm thiểu tổn thất, tăng thêm sản lượng lương thực.

Ngày nay có ba biện pháp cơ bản để chống lại gió nóng: một là dùng giống tiểu mạch chín sớm để tránh nóng khiến cho lúa mạch chín từ 21/5 đến ngày 5/6 tức là trước khi gió nóng tràn đến, hai là nâng cao độ chính xác dự báo luồng gió nóng để trước khi gió đến, tưới nước cho đồng ruộng nhằm giảm thấp nhiệt độ, ba là trồng cây gây rừng để điều tiết khí hậu, tăng độ ẩm, giảm sức gió. T hực tế chứng minh ba biện pháp này có hiệu quả, có tác dụng tích cực hạn chế thiên tai, nâng cao sản lượng nông nghiệp.

T ừ khoá: Gió khô nóng.