Bạn biết gì về nước miếng?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum
Bạn hãy tưởng tượng mình sắp sửa ăn một trái chanh, miệng cắn vào trái chanh. Bạn đã thấy nước miếng trong miệng của bạn ứa ra chưa? đó là một trong những điều rất thú vị về tuyến nước miếng. tuyến này không vận hành một cách máy móc, tự động mà tùy thuộc vào sự điều khiển của não. Có ba cặp tuyến nước miếng: một ở phía trước tai, một ở phía dưới lưỡi và một ở phía hàm dưới.
Các tuyến nước miếng này tự động tiết ra số lượng và loại nước miếng thích hợp với nhiệm vụ trước mắt. Những động vật ăn thức ăn ẩm, có lộn nước thì cần ít nước miếng.
Loài cá không có tuyến nước miếng nhưng loài chim ăn hạt thì tuyến nước miếng lại rất phát triển. Khi con bò ăn thức ăn tươi, tuyến nước miếng của nó tiết ra vào khoảng 50 lít. Nhưng khi ăn thức ăn khô tuyến ấy tiết ra tới 200 lít. tuyến nước miếng lớn nhất của con người, trong suốt một đời người, tiết ra lượng nước miếng khoảng 25000 lít! mỗi tuyến nước miếng có chức năng riêng. tuyến lớn nhất ở mang tai (paraotid) tiết ra lượng lớn nước miếng lỏng. mục đích của loại nước miếng này là làm hòa tan, làm ẩm, nhão để thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa. tuyến nước miếng nằm ở hàm dưới tiết ra thứ nước miếng làm cho thực phẩm trở nên “trơn”, dễ nuốt hơn. tuyến nước miếng nào hoạt động mạnh hơn – nghĩa là tiết ra nhiều nước miếng hơn – là tùy thứ thực phẩm mà ta ăn. Nhai một trái táo chẳng hạn thì chẳng cần gì nhiều đến thứ tuyến nước miếng làm ẩm thức ăn, nhưng nếu nhai loại bắp rang thì tuyến nước miếng ở mang tai phải hoạt động mạnh để tiết ra nhiều nước miếng lỏng.
Nước miếng của người chứa chất phân hóa tố có tên là “amylase”. Loại phân hóa tố này tác động vào tinh bột, biến đổi các phân tử thành “dextrin” và sau đó thành đường “man tô”.