Tại sao không nên chặt phá rừng bừa bãi?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Chúng ta nói “chặt phá rừng bừa bãi” là chỉ những hành vi chặt cây không có kế hoạch, không có biện pháp trồng và bảo vệ, chặt cả cây lớn và cây con. Chặt lung tung tức là phá hoại rừng phá hoại cả cây con. Chặt rừng bừa bãi thì sẽ chuốc lấy hậu quả cực kì lớn:

Hại thứ nhất là lãng phí cây gỗ: khi chặt lung tung như vậy, người ta chặt không chỉ cây đã thành gỗ mà cả cây chưa thành gỗ cũng chặt nốt; khi chặt cây không chặt sát mặt đất, mỗi cây như vậy đều để lại một “gốc lớn”.

Hại thứ hai là rừng không thay mới được: người ta chỉ biết chặt cây mà không biết dưỡng cây, rừng nguyên bị phá hoại, tự nhiên hóa thành rừng chồi, rừng già phát triển theo chiều hướng “hư hại”.

Hại thứ ba là làm hỏng môi trường thiên nhiên: một vùng rừng rộng lớn có thể điều tiết nhiệt độ không khí, khu vực phân bố rừng già có thể làm tăng lượng mưa, lượng mưa có thể tăng gấp hai lần lượng mưa khu vực không có rừng chung quanh, rừng có thể làm giảm tốc độ gió, có thể làm giảm sự xâm hại của cát; khu rừng rộng có tác dụng giữ nguồn nước; khu rừng rộng có lợi cho động vật trú ở. Chặt lung tung chỉ có thể làm cho môi trường tự nhiên bị phá hoại toàn diện.

Chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Rừng là nơi cung cấp gỗ, chặt rừng phải có kế hoạch kết hợp chặt với dưỡng; phải chặt cây có gỗ, nghiêm cấm “chặt trụi”.