Tại sao ta lại thuận tay trái?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Thuận tay trái còn gọi là tay chiêu. Trước kia có biết bao cô cậu học trò khổ sở vì thuận tay trái mà thầy cô thì cứ nhất định phải bắt tập viết bằng tay phải. Không ít bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng thuận tay trái của con mình và băn khoăn tự hỏi có nên và có thể chỉnh lại tình trạng này không. Câu trả lời có thẩm quyền nhất là: không! Nếu một người thuận tay trái thì bằng tay trái, người đó sẽ làm “ngon lành” chẳng thua gì người thuận tay phải. Do đó chẳng nên can thiệp vào chuyện “trái, phải” làm gì.

Nhân loại ít ra cũng có 4% số người thuận tay trái. Trong lịch sử không thiếu vĩ nhân thuận tay trái. Những danh sư vạn thế về hội họa, điêu khắc như Leonardo da Vinci và Mechelangelo đều thuận tay trái cả đó. Tất nhiên chúng ta đang sống trong một thế giới thuận tay phải – nghĩa là hầu hết những dụng cụ chúng ta dùng đều được chế tạo cho người thuận tay phải. Nắm đấm cửa, khóa, tua-vit, xe hơi, nhạc cụ – thậm chí cả nút áo – cũng đều được chế tạo hay bố trí cho người thuận tay phải. điều này gây không ít khó khăn cho người thuận tay trái. Nhưng rồi những người này cũng thích ứng mau lẹ thôi.

Chưa có một giải thích nào thỏa đáng về tình trạng thuận tay trái và tại sao chỉ có một ít người thuận tay trái. Có thuyết giải thích rằng: thân thể con người đâu có đối xứng, nghĩa là, phía phải phía trái cơ thể con người – trái tim bên trái, lá gan bên phải? – có giống y như nhau đâu. Ngay khuôn mặt của ta cũng vậy. Kỹ thuật ghép hình đã cho phép người ta có tấm hình phía bên mặt của một người. Nhưng tấm hình ghép này chẳng giống với hình chụp cả hai bên mặt của người đó bao nhiêu. Hai đùi của ta cũng mạnh yếu không bằng nhau. Cứ hỏi mấy cầu thủ thì biết, đá banh chân nào mạnh hơn, dễ hơn. Thậm chí kích cỡ bàn chân của một người cũng còn to nhỏ khác nhau, tất