Phần 11. Sử dụng kỹ thuật “đĩa xước”

Thường thì một đứa trẻ chỉ thấy những cuộc tranh luận thú vị khi bằng cách này, nó muốn bố mẹ xao lãng khỏi điều gì đó và muốn đảm bảo rằng nó có được sự quan tâm của người đối diện. Trong “nửa tiếng tĩnh lặng” này, mục đích ấy không còn nữa. Với con bạn, cuộc tranh luận có lẽ không còn quan trọng nữa.

Khi xung đột xảy ra do một quy định bị phá vỡ, một cuộc tranh luận không mang lại gì cả. Lúc đó, cần sử dụng “kỹ thuật đĩa xước”. Con bạn không có phản ứng gì sau ba lần lặp đi lặp lại? Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu bước đầu tiên của kế hoạch vạch rõ ranh giới. Chỉ nêu rõ quan điểm của mình thôi vẫn chưa có tác dụng. Bây giờ, bạn phải sang bước kế tiếp, nói đi đôi với làm.

Bước hai:

Nói đi đôi với làm

Nói đi đôi với làm RẤT NHIỀU BẬC PHỤ HUYNH gặp khó khăn với gợi ý “Nói rõ công khai quan điểm của mình”. Đặc biệt là việc con trẻ từ chối nói chuyện và cha mẹ sử dụng biện pháp nhắc đi nhắc lại đã được chứng minh là có tác dụng. Trong khi đó phụ huynh có thể đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng hơn cho con nếu như họ biết “Tiếp theo mình phải làm gì? Nếu con mình không nghe mình nói thì sao?”.

Các bạn thường phản ứng như thế nào khi con không nghe lời? Bạn không thể đảm bảo rằng mình chưa từng mắc những sai lầm lớn của cha mẹ sau đây: mắng mỏ, vặn vẹo tại sao, nói trước mà không làm thì dọa dẫm và chửi bới, phạt nặng hoặc đánh đập. Những phản ứng này chỉ chứng tỏ bạn đang cáu giận, bực bội và bất lực. Trong những lúc như thế này, điều quan trọng là phải tỉnh táo và kiên trì tiếp tục. Nhiều trẻ em không bị lời nói của bố mẹ tác động. Chúng sẽ thử xem “nếu như bây giờ mình không làm thì sao?”

Hành động có tác động mạnh mẽ hơn lời nói. Các bậc cha mẹ phải bắt tay vào hành động. Nếu chúng ta không làm vậy, con cái sẽ không nghiêm túc với những lời nói của cha mẹ. Nếu chúng ta không hành động, con cái sẽ mất tín nhiệm vào cha mẹ. Đa số trẻ em phải biết được hậu quả của việc không nghe lời để có nút ra được bài học cho mình. Giữa lúc xung đột và trong tình huống tức giận cực điểm, thường thì người ta không thể cư xử theo lý trí. Vì vậy mà chúng ta phải suy nghĩ và chuẩn bị trước những hành động đi kèm theo lời nói.

Hành động của bạn không phải là trừng phạt, mà là đặt ra các giới hạn. Bạn cần phải làm rõ với con rằng “Dừng lại! Mẹ/Bố không đồng ý cho con làm như thế”. Trừng phạt là hành động độc đoán và gây ra tư tưởng chống đối. Con bạn cũng có thể học được về hậu quả qua những việc như thế. Và đó cũng chính là những gì bạn muốn bọn trẻ biết, rằng: “Bố/mẹ rất yêu con. Với bố/ mẹ con rất quan trọng, vì thế những hành động của con đều có ý nghĩa với bố/mẹ. Con cần phải tuân theo nguyên tắc và bố/mẹ đảm bảo điều đó.”

Đứa trẻ sẽ có sự lựa chọn: Hoặc là làm theo nguyên tắc và theo những gì bố mẹ nói, hoặc sẽ nhận hậu quả cho việc này.

Để hành động của bạn có tác dụng, bạn phải chú ý rằng hậu quả phải là thứ không mong đợi và khó chịu với con mình. Bạn không được làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của đứa trẻ.